Vật thể bí ẩn đâm vào sao Mộc

Một chớp sáng xuất hiện trên hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời hôm 17/3 và các chuyên gia nhận định nó có thể bắt nguồn từ một thiên thạch hoặc sao chổi.

Gerrit Kernbauer, một nhà thiên văn nghiệp dư tại thành phố Modling, Áo, nói với CNN rằng ông phát hiện chớp sáng trên sao Mộc hôm 17/3, khi quan sát hành tinh bằng kính thiên văn. Ông đăng video về cảnh tượng ấy lên YouTube và nó đã thu hút hơn một triệu lượt xem.

Ban đầu Kernbauer không phát hiện điều bất thường trong video. "Hình ảnh không đạt chất lượng cao nhất nên tôi không muốn xử lý video. Nhưng 10 ngày sau, tôi xem lại video và thấy chớp sáng lạ. Nó chỉ xuất hiện trong chưa đầy một giây bên rìa của đĩa sao Mộc", ông viết trong phần mô tả video.

Sự hiện diện của chớp sáng khiến nhà thiên văn nghiệp dư nhớ tới việc những mảnh vỡ của sao chổi Shoemaker-Levy 9 lao vào sao Mộc trong năm 1994. Phi thuyền Galileo của Mỹ cũng như nhiều nhà thiên văn trên địa cầu đã phát hiện cú va chạm giữa các mảnh vỡ và sao Mộc.


Sao Mộc thường xuyên hứng chịu những cú va chạm với các thiên thể. (Ảnh: qz.com).

"Khi nhớ lại sao chổi Shoemaker-Levy 9, lời giải thích duy nhất của tôi là một thiên thạch hay sao chổi đã lọt vào tầng thượng quyển của sao Mộc và cháy hoặc nổ rất nhanh", Kernbauer bình luận.

John Mckeon, một nhà thiên văn nghiệp dư khác ở Ireland, cũng công bố video về cảnh tượng một vật thể lao vào sao Mộc.

Phil Plait, nhà thiên văn phụ trách mục Bad Astronomy cho trang Slate.com, phân tích cả hai video. Theo ông, vật thể bí ẩn có thể là một thiên thạch hoặc sao chổi cỡ nhỏ.

"Sao Mộc là một hành tinh ở rìa vành đai thiên thạch. Hành tinh này lớn đến nỗi lực hấp dẫn của nó có thể hút những vật thể khác", ông nói.

Mặc dù vật thể lao vào sao Mộc có kích cỡ nhỏ, Plait tin rằng nó vẫn gây nên cú va chạm mạnh.

"Vật thể bất kỳ sẽ lao vào sao Mộc với tốc độ gấp gần 5 lần so với vận tốc của nó khi lao vào địa cầu. Do đó, một viên đá nhỏ cũng có thể gây nên vụ nổ lớn trên sao Mộc. Tuy nhiên, vụ nổ không gây thiệt hại đáng kể cho tầng thượng quyển của hành tinh", Plait giải thích.

Các vật thể thường xuyên lao vào sao Mộc. Vào năm 2009, kính thiên văn không gian Hubble phát hiện một vật thể lao vào hành tinh này. Phi thuyền Juno của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ tới quỹ đạo sao Mộc vào tháng 7 năm nay. Juno sẽ là phi thuyền đầu tiên quan sát những tầng mây dày đặc của hành tinh lớn nhất trong Thái Dương Hệ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News