Vây quanh xác chết đồng loài để tự bảo vệ

Con người – và hầu hết động vật – không “âu yếm” xác chết.

Tuy nhiên, không phải rệp vừng. Loài côn trùng này xích gần vào những con cùng loài đã chết như một cách để tránh loài ong ký sinh, một nghiên cứu mới nhận định.

Một con ong ký sinh thường đẻ trứng bên trong một con rệp vừng. Sau khi nở, ong con ăn rệp vừng từ bên trong ra ngoài trước khi phá vỡ và bay đi.

Thông thường, khi động vật không săn mồi, như hươu hoặc thỏ, gặp động vật chết, bản năng của chúng là chạy trốn.

Đó là lý do tại sao Yannick Outreman, thuộc Đại học Agrocampus Quest, Pháp, cùng các đồng nghiệp đã cho rằng rệp vừng sẽ làm điều tương tự khi gặp xác của những con cùng loài đã bị ong ký sinh giết.

Rệp vừng sinh sản nhanh chóng và có thể cho ra con không cánh hoặc có cánh – các nhà khoa học không thực sự hiểu rõ cơ chế này. Khi môi trường sống bị ong đe dọa, Outreman cho rằng rệp vừng sẽ nhanh chóng sinh ra những con có cánh để có thể bay đến vị trí mới an toàn hơn.

(Ảnh : nationalgeographic.com)

Các nhà nghiên cứu nhận xét trong bài báo của mình rằng họ tin rằng một “đầu mối hóa học” tỏa ra từ những xác rệp vừng sẽ kích thích sự sinh sản những con có cánh. Họ thêm vào: “Những thí nghiệm thêm cần được thực hiện để có thể nhận biết một cách chính xác đầu mối này”.

Tuy nhiên, những con rệp vừng lại đẻ ra con không cánh.

Outreman cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng ong ký sinh thường bay qua những cây có xác rệp vừng, và bay gần vào để kiểm tra nếu những cái xác không còn ở đó”.

Outreman giải thích thêm: “Khi những con ong nhìn thấy xác rệp vùng, chúng cho rằng khu vực này đã được những con ong khác sử dụng, và do đó không để ý”.

Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng những con rệp vừng gần xác của đồng loại bị tấn công ít hơn 30% so với những con rệp vừng trên cây không có xác.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sống gần xác đồng loại tăng cơ hội sống sót của cá thể rệp vừng và sự có mặt của xác đồng loại là yếu tố kích thích rệp vừng có hành vi như vậy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Chuyện yêu đương của vị chúa rừng xanh

Chuyện yêu đương của vị chúa rừng xanh

Như muôn loài, "yêu" cũng là cách để hổ duy trì nòi giống. Thế nhưng, cách yêu của vị chúa tể rừng xanh này cũng thật độc đáo.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News