Vẻ đẹp kỳ ảo ở hang động khô dài nhất châu Á
Dài 31 km, nơi rộng nhất khoảng 150 m, động Thiên Đường mới được phát hiện ở Quảng Bình mang vẻ huyền ảo khiến hàng trăm du khách trầm trồ.
Được phát hiện năm 2005 nhưng sau 5 năm khai thác, mở đường, phạt núi và xây dựng lối lên xuống, động Thiên Đường vừa được tập đoàn Trường Thịnh đưa vào hoạt động chiều 3/9.
Động cách thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) khoảng 60km về phía Tây Bắc, nằm giữa rừng Phong Nha – Kẻ Bàng, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch. Theo các chuyên gia, Thiên Đường còn đẹp và tráng lệ hơn cả Phong Nha và Tiên Sơn.
Từ thông tin của một người dân địa phương tên Hồ Khanh, động Thiên Đường được phát hiện và thu hút sự chú ý của các nhà khoa học, các nhà thám hiểm và cộng đồng quốc tế.
“Hiệp hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh quốc” đã tổ chức khám phá và công bố, động có chiều dài 31,4km, chiều rộng dao động từ 30 đến 100 mét, nơi rộng nhất 150 mét, chiều cao từ đáy lên trần động khoảng 60 mét.
Tiến sĩ Howard Limbert, một thành viên của hội cho rằng đây có thể là hang động khô dài nhất châu Á.
Từ đường Hồ Chí Minh (nhánh tây) đoạn km16 vào đến động dài khoảng 7km. Hơn 6km là đường khá bằng phẳng đi trên nền đất mịn, dưới tán rừng rợp lá với những ngọn gió thổi mát rượi. Cách động chừng 300m là đoạn đường phải trèo băng qua những triền đá tai mèo sắc cạnh.
Cấu trúc kỳ vĩ, vẻ đẹp huyền diệu và tráng lệ của hang động này đã khiến hầu hết những người tham quan hôm khai mạc ngỡ ngàng.
Thiên Đường có miệng hang khoảng 9m2. Trần động vút cao, rộng thênh thang. Đặc biệt, với hai cột thạch nhũ khổng lồ đường kính 5 mét vươn lên cao như những kiến trúc cột của thiên đình có nhiều hình thù phong phú.
Đoạn đầu của hang là một vòm đá cao hàng chục mét, rộng khoảng 100 mét.
Thiên Đường còn đặc biệt bởi các cột nhũ mồ côi. Ấn tượng nhất là một khoảng nhũ dài trải trên nền động trông như một chiếc sa bàn.
Đoạn thứ hai của hang có hàng chục ụ thạch nhũ cao từ 30 đến 60cm nằm ngay trên nền động trông rất giống các tượng phật.
Có cả những cột nhũ lớn đường kính 1-2m giống Phật Bà Quan Âm.
So với động Phong Nha thì thạch nhũ ở Thiên Đường có nhiều hình thù hơn.
Phần lớn nền động là đất dẻo, rộng và khá bằng phẳng. Nhiệt độ trong hang luôn ở mức 20 đến 21 độ C. Chỉ đứng trước cửa cũng có thể cảm nhận được từng luồng hơi mát lạnh từ dưới động thổi ngược lên.
Vẻ kỳ ảo của động được tô điểm thêm bởi những nàng tiên xuất hiện trong buổi khai mạc.
Một lớp thạch nhũ mang dáng vẻ như ngôi nhà Rông của người Tây Nguyên.
Đi trong động có thể cảm nhận được từng bước chân hay tiếng nói, cười của du khách, từng âm thanh tách bạch, vang ra đập vào các vách đá như níu kéo mọi người cùng trò chuyện.
Hiện động mới chỉ khai thác và cho tham quan khoảng hơn 500 mét chiều dài do có nhiều hố sụt nguy hiểm sâu bên trong, nền động không ổn định.

Những truyền thuyết bí ẩn về Ai Cập cổ đại
Ai Cập cổ đại luôn ẩn chưa những câu chuyện, truyền thuyết bí ẩn mà các nhà khoa học, khảo cổ học muốn tìm hiểu khám phá. Trong số những bí ẩn về nền văn minh Ai Cập có vô số những huyền thoai, truyền thuyết được lưu truyền hoàn toàn sai về nền văn minh cổ đại này.

Bí ẩn hiện tượng xác chết không phân hủy
Hiện tượng thân thể không phân hủy dù cơ thể đã chết hàng trăm năm là một bí ẩn lớn với các nhà khoa học.

Giải mã hiện tượng nhớ về tiền kiếp
Năm 20 tuổi, cô gái Elina Markand (người Đức) bị tai nạn. Khi tỉnh dậy, Elina bỗng nói tiếng Italy rất thông thạo, mặc dù trước đó cô chưa từng học một ngoại ngữ nào.

Những cảm giác cận tử kỳ lạ
Đại đa số những người trước khi chết đều có những cảm giác kỳ lạ. Kết luận của các nhà khoa học khiến chúng ta vừa cảm thấy sợ hãi vừa muốn tìm hiểu.

Sự thật về người khổng lồ tóc đỏ bí ẩn ở hang Lovelock
Thổ dân thuộc bộ tộc Paiute ở Nevada (Mỹ) có truyền thuyết về tổ tiên của họ và những người khổng lồ tóc đỏ gọi là Si-Te-Cah.

11 kiểu mê tín dị đoan về người chết vô cùng khó hiểu
Nỗi ám ảnh mang tên số 3, vuốt mắt cho người chết hay vứt hoa vào trong mộ của người đã khuất vào ngày cử hàng tang lễ… Hiện nay, khoa học vẫn chưa thể giải thích rõ ràng được.
