Vẻ ngoài của cua tương xứng với môi trường sống

Theo một nghiên cứu mới, các loài cua có xu hướng sinh sống trong những môi trường giúp chúng dễ dàng ngụy trang.

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Exeter đã đối chiếu các đặc trưng màu sắc của cua xanh sống ở đầm lầy với cua xanh sống ở các vùng nước có đá ngầm trong một nghiên cứu đăng trên Scientific Reports hôm thứ Sáu vừa qua. Họ đã thu thập cua xanh từ sáu địa điểm ở Cornwall, Anh.

Vẻ ngoài của cua tương xứng với môi trường sống
Cua có xu hướng sinh sống trong những môi trường giúp chúng dễ dàng ngụy trang.

Tác giả nghiên cứu, Martin Stevens cho biết: “Cua rất đa dạng về màu sắc và hoa văn và thường cực khó thấy. Chúng tôi đã sử dụng phân tích hình ảnh mô phỏng động vật ăn thịt (chim và cá) để kiểm tra xem cua xanh ngụy trang mình như thế nào”.

Các nhà nghiên cứu đã chụp được 47 tấm ảnh của cua ở vùng nước có đá ngầm và các đầm lầy. Môi trường nước có đá ngầm có những bãi đá lớn tạo thành các rãnh sâu chứa sỏi và cát. Ngược lại, môi trường đầm lầy có những bãi bùn nâu đen lớn và tảo trên bề mặt, có đá và các vật thể khác nằm xung quanh.

Diện mạo của cua đầm lầy khá giống bãi bùn nơi chúng sống, trong khi cua vùng nước có đá ngầm làm mờ nhạt bản thân bằng cách hòa mình vào môi trường xung quanh có màu sắc có độ tương phản cao. Khái niệm đó được gọi là “màu sắc đột phá”.

Khác với các nghiên cứu trước đây phân tích sự phù hợp với môi trường xung quanh và ngụy trang có tính đột phá bằng các hệ thống tự tạo, nghiên cứu này kiểm tra môi trường ngụy trang mà các loài động vật thật sử dụng.

Stevens cho hay: “Cua xanh thường được cho là có màu xỉn và xanh, nhưng trên thực tế, chúng có thể khá sặc sỡ và mỗi con có thể hoàn toàn khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi phần nào giải thích được tại sao cua xanh lại đa dạng đến vậy”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mới về loài dơi: Dơi đực dùng thức ăn để cầu hôn

Phát hiện mới về loài dơi: Dơi đực dùng thức ăn để cầu hôn

Không chỉ biết cách dùng thức ăn để “lấy lòng” dơi cái, dơi đực phát ra những âm điệu rất riêng biệt và nhanh chóng thay đổi giai điệu một cách đầy sáng tạo để dơi cái “mê mẩn”…

Đăng ngày: 06/06/2019
Mỹ đưa ra cảnh báo về loài giun ký sinh có thể chui vào não người

Mỹ đưa ra cảnh báo về loài giun ký sinh có thể chui vào não người

Cơ quan y tế Hawaii (Mỹ) vừa đưa ra cảnh báo cho du khách về loài ký sinh trùng có thể đục khoét và chui vào não người, gây nên tình trạng viêm não và trong tình huống xấu nhất là tử vong.

Đăng ngày: 06/06/2019
Khỉ đầu chó bắt con non ăn thịt trước mặt vịt mẹ

Khỉ đầu chó bắt con non ăn thịt trước mặt vịt mẹ

Khỉ đầu chó trong vườn thú Hà Lan rình lúc vịt mẹ sơ suất, tóm cổ vịt con đang bơi dưới nước rồi nhanh chóng chạy đi.

Đăng ngày: 05/06/2019
Những sự thật khiến bạn phải đau khổ vì chẳng biết gì về thế giới động vật

Những sự thật khiến bạn phải đau khổ vì chẳng biết gì về thế giới động vật

Sự thật là ngay cả những nhà sinh thái học tài ba nhất cũng không thể hiểu được trọn vẹn về thế giới động vật xung quanh chúng ta.

Đăng ngày: 04/06/2019
Tại sao lông con hổ có màu đỏ cam cực kỳ nổi bật mà vẫn là hung thần của rừng xanh?

Tại sao lông con hổ có màu đỏ cam cực kỳ nổi bật mà vẫn là hung thần của rừng xanh?

Màu lông đỏ cam của loài hổ rõ ràng không hề phù hợp để săn mồi trong rừng. Nhưng đó là chúng ta tưởng như vậy thôi.

Đăng ngày: 03/06/2019
Sự thật đau lòng đằng sau hàng trăm con hải âu biểu tượng của Bắc Cực chết dạt bờ

Sự thật đau lòng đằng sau hàng trăm con hải âu biểu tượng của Bắc Cực chết dạt bờ

Đây là hiện tượng hiếm khi xảy ra trong quá khứ, nhưng thường xuyên xuất hiện trong những năm gần đây, và theo xu hướng tồi tệ hơn trong tương lai.

Đăng ngày: 31/05/2019
Lần đầu phát hiện tinh tinh bắt cua để ăn trong tự nhiên

Lần đầu phát hiện tinh tinh bắt cua để ăn trong tự nhiên

Các nhà nghiên cứu quan sát bầy tinh tinh ở Guinea bắt cua dưới bùn và thường xuyên ăn loài giáp xác ngon miệng này để bổ sung dưỡng chất.

Đăng ngày: 31/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News