Ve sầu điều chỉnh số lượng các loài chim

Ve sầu có chu kỳ sống lạ thường. Đa số thời gian chúng ở dạng ấu trùng, đào hang, sống dưới mặt đất. Chúng chỉ chuyển thành dạng côn trùng có cánh, kêu ra rả trong mùa hè sau 13 hoặc 17 năm. Từ trước đến nay, các nhà khoa học chưa giải thích được vì sao chu kỳ sống của ve sầu lại dài đến như vậy.

Mới đây, các nhà khoa hoc Trường ĐH Cornell mới đưa ra những giả thuyết thú vị rằng, chính ve sầu điều chỉnh số lượng của quần thể chim dùng chúng làm thức ăn cho mình. Dựa trên những quy luật của sinh thái học, thì ai cũng nghĩ là khi ve sầu “nở ra” nhiều thì do lượng thức ăn dồi dào, số lượng chim cũng sẽ tăng lên. Thế nhưng các nhà sinh thái học Mỹ lại thấy ngược lại, năm nào loài côn trùng này sinh sản nhiều thì số lượng của các loài có lông vũ lại giảm đi.

 

Đầu tiên họ có nhận xét rằng khi trên mặt đất xuất hiện ve sầu thì dường như vắng bóng chim hơn. Để xác định mối quan hệ qua lại giữa quần thể ve sầu và chim, các nhà khoa học đã thu thập những số liệu về biến động số lượng chim trong nửa thế kỷ qua, đặc biệt lưu ý đến quần thể những loài chim thích ăn ve sầu, như chim cu mỏ vàng Mỹ, chim gõ kiến đầu đỏ và chim sẻ.

Họ phát hiện vào những thời điểm ve sầu chui lên mặt đất lột xác thì số lượng các loài chim nói trên giảm xuống rõ rệt, sau đó bắt đầu tăng rồi lại giảm. Dường như tạo hoá đã cho ve sầu biết đợi thời điểm nào thích hợp nhất (tức là ít kẻ thù tiêu diệt mình nhất) để lột xác.

Khó có thể tin rằng loài côn trùng lại gây ra một tác động đến các loài chim lâu dài đến thế. Ve sầu tạo ra một sinh khối lớn và khi sinh khối này bất ngờ có thể tiếp cận một cách tự do lại có ảnh hưởng đến hơn 10 năm sau.

Các nhà sinh thái học nhấn mạnh rằng để khẳng định điều này phải tiếp tục nghiên cứu nữa. Ảnh hưởng quyết định của ve sầu đến quần thể chim thì số liệu thống kê khách quan đã xác nhận, nhưng họ vẫn chưa trả lời được câu hỏi vì sao cứ phải chờ đợi 17 hoặc 13 năm, ve sầu mới từ dưới đất chui lên để lột xác và sinh sôi nảy nở. Vì sao loài côn trùng này lại sống ẩn dật dưới mặt đất ít nhất là 13 năm mới rời khỏi hang sâu để lên nhìn ánh sáng mặt trời, trong khi các loài côn trùng khác chi phải chờ đợi có 4 năm?

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News