Vệ tinh cùng lúc chụp ảnh nhật thực toàn phần và bão xoáy
Chiếc bóng tạo bởi nhật thực toàn phần duy nhất trong năm tương phản với màu trắng của bão cấp 4 trên bề mặt Trái Đất trong ảnh vệ tinh.
Nhật thực toàn phần diễn ra cùng lúc với bão Barbara.
Một bức ảnh vệ tinh ghi hình chiếc bóng đen sẫm của Mặt Trăng in trên bề mặt Thái Bình Dương, ở ngay bên dưới những đám mây cuộn xoáy của bão Barbara trong sự kiện nhật thực toàn phần. Chiếc bóng đổ dài tới vùng ven biển Chile vào khoảng 16h40 hôm 2/7 theo giờ địa phương.
Dải toàn phần của nhật thực kéo dài từ đông nam New Zealand, qua Chile và Argentina. Đây là nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2019.
Bão Barbara được xếp hạng là bão cấp 4 vào sáng hôm 2/7 với sức gió lên tới 210km/h nhưng không đổ bộ vào đất liền. Bức ảnh được chụp bởi GOES-West, vệ tinh thời tiết trong dự án hợp tác giữa Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) và NASA. Nhà khí tượng học Dakota Smith chia sẻ ảnh chụp hai hiện tượng diễn ra đồng thời trên mạng xã hội Twitter.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
