Vệ tinh Galileo của châu Âu đi sai quỹ đạo
Cơ quan không gian châu Âu (ESA) cho biết họ vẫn đang điều tra nguyên nhân khiến hai vệ tinh của hệ thống định vị Galileo đi sai quỹ đạo sau khi phóng.
>>> EU phóng thành công tên lửa mang hai vệ tinh định vị Galileo
Hai vệ tinh của hệ thống định vị Galileo của châu Âu đã đi sai quỹ đạo sau khi phóng - (Ảnh: AFP)
Trong một thông cáo, Arianespace - công ty chịu trách nhiệm phóng hai vệ tinh Doresa và Milena, thừa nhận “một cuộc điều tra đã được tiến hành để tìm hiểu điều gì đã xảy ra”.
Trên Twitter, CEO của Arianespace là Stéphane Israël cũng thông báo một ủy ban điều tra độc lập sẽ được thành lập trong hôm 25/8 để điều tra vụ việc.
Theo ESA, hai vệ tinh này đã “đi vào quỹ đạo thấp hơn quỹ đạo dự kiến”, và họ vẫn chưa rõ liệu chúng có hoạt động bình thường hay không. Tuy nhiên cơ quan này khẳng định các vệ tinh vẫn đang được kiểm soát.
“Cả hai vệ tinh đều đang được kiểm soát và điều khiển từ Trung tâm điều hành vũ trụ châu Âu ở Darmstadt, Đức”, ESA khẳng định.
Vệ tinh Doresa và Milena được phóng bằng tên lửa đẩy Soyuz của Nga từ trung tâm phóng ở Guyana thuộc Pháp hôm 22/8 sau 24 giờ bị hoãn. Chúng là vệ tinh thứ 5 và 6 được ESA phóng lên cho hệ thống định vị Galileo - đối thủ cạnh tranh với hệ thống GPS hiện tại của Mỹ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
