Vệ tinh GOCE sắp rơi xuống trái đất

Một vệ tinh của châu Âu hứa hẹn sớm trở thành “nạn nhân” mới nhất của lực hút trái đất, và mức độ nguy hiểm của cú rơi tự do lần này vẫn chưa được đánh giá đầy đủ.

Vệ tinh từng được dùng để lập bản đồ trọng lực địa cầu, viết tắt GOCE, của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) đang gần cạn sạch nhiên liệu và sẽ rơi tự do về hướng trái đất trong tháng này, sau hơn 4 năm nghiên cứu trọng trường của hành tinh xanh. Nó được phóng vào năm 2009 lên quỹ đạo đồng bộ với mặt trời, duy trì quỹ đạo gần như hình tròn ở vùng cực. Nếu tính theo thời giá hiện nay, sứ mệnh này tiêu tốn khoảng 475 triệu USD, bao gồm thiết bị phóng lẫn chi phí hoạt động. Vệ tinh GOCE nặng cỡ 1,2 tấn, được trang bị động cơ ion dùng nhiên liệu xenon, và hoạt động ở quỹ đạo thấp cách trái đất 224km. Dự kiến, GOCE sẽ hết nhiên liệu vào giữa hoặc cuối tháng 10, và sau đó khoảng 2 đến 3 tuần, nó sẽ rơi thẳng xuống mặt đất. Khi nó rơi trong trạng thái mất kiểm soát như vậy, một số phần của vệ tinh nhiều khả năng sẽ thoát được quả cầu lửa trong lúc ma sát với khí quyển trái đất và tiếp đất. Tuy nhiên, thời điểm lẫn vị trí tiếp đất của những mảnh rác vũ trụ này vẫn chưa được tính toán xong.

Vệ tinh GOCE sắp rơi xuống trái đất
GOCE đã hoàn tất sứ mệnh và chuẩn bị rơi trở lại trái đất - (Ảnh: AOES Medialab)

Càng gần đến thời điểm cáo chung của vệ tinh, khu vực sẽ hứng những phần còn lại của GOCE sẽ được thu hẹp dần. Theo ước tính của ESA, đến 40 tới 50 mảnh GOCE (tổng trọng lượng khoảng 250kg) có thể “sống sót” sau cú rơi khủng khiếp. Các chuyên gia châu Âu hy vọng rằng với 2/3 diện tích bề mặt trái đất được bao phủ bởi đại dương, và nhiều khu vực có dân số dàn trải mỏng, nguy cơ tổn thất về người và của có thể ở mức thấp. Tuy nhiên, điều này không ngăn được sự lo ngại của giới truyền thông, dư luận thế giới. Tình trạng tương tự đã diễn ra trong những lần rơi tự do không kiểm soát của rác vệ tinh cách đây vài năm, từ UARS của NASA, ROSAT của Đức vào năm 2011, và kế đến là phi thuyền Phobos-Grunt sau sứ mệnh thất bại vào tháng 3/2012.

Một chiến dịch vận động toàn cầu của các nhóm thiên văn sẽ theo dõi hướng di chuyển sắp tới của GOCE, với sự tham gia của 12 thành viên thuộc Ủy ban Phối hợp rác vũ trụ giữa các tổ chức (IADC). Trong khi đó, Văn phòng rác vũ trụ của ESA sẽ công bố các dự đoán và đánh giá rủi ro về tác động nếu có của GOCE trong lúc rơi cho các bên liên quan. Các chuyên gia châu Âu sử dụng công cụ là thiết bị mô hình máy tính SCARAB để tính toán phần nào của GOCE nhiều khả năng tiếp đất nhất. Có thể đó là thùng chứa nhiên liệu và thanh mô men quay từ (hệ thống kiểm soát độ cao và ổn định cho vệ tinh), và những phần còn lại rúm ró không rõ hình dạng.

Space.com dẫn lời Giám đốc sứ mệnh Christoph Steiger cho hay một khi GOCE hết nhiên liệu, quỹ đạo của nó sẽ bắt đầu sụp xuống. Tuy nhiên, chưa rõ khi nào nó sẽ cháy hết nhiên liệu, nhưng có thể sớm nhất vào ngày 19 hoặc 20/10. Trong thời gian qua, giới chuyên gia ESA hết sức hài lòng về khối lượng dữ liệu được thu thập thông qua vệ tinh GOCE. Thời gian hoạt động đã được kéo dài hơn dự định ban đầu là 20 tháng, nhờ vào hoạt động uể oải của mặt trời trong mấy năm gần đây, theo chuyên gia Steiger. Có lúc GOCE được hạ độ cao từ 255km xuống ở mức cực thấp là 224km, nhờ đó cung cấp được những dữ liệu chính xác cho bản đồ phân bổ trọng lực của trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News