Vệ tinh lượng tử của Trung Quốc lần đầu tiên truyền hạt photon rối xuống Trái Đất
Vệ tinh lượng tử của Trung Quốc đã thành công trong việc truyền hạt photon rối với khoảng cách 1.200 km xuống Trái Đất bằng tia laser, xô đổ kỷ lục truyền hạt rối trước đây chỉ được 102 km.
Hạt photon rối đã được truyền xuống Trái Đất từ khoảng cách 1.200 km bằng tia laser.
Đây được xem là bước đột phá trong công nghệ truyền phát thông tin tuyệt đối an toàn.
Theo các nhà khoa học, phương pháp mã hóa hiện tại đang trở nên lỗi thời do những tin nhắn bạn gửi cho người thân lẫn những mạng lưới liên lạc vệ tinh tối mật đứng trước nguy cơ bị lộ. Trong khi công nghệ liên lạc lượng tử an toàn hơn nhiều và đó là lý do vì sao các nhà nghiên cứu cũng như chính phủ các nước đang cố gắng tìm ra một phương thức mã hóa lượng tử.
Việc các nhà nghiên cứu Trung Quốc thông báo việc vệ tinh lượng tử truyền hạt photon rối với khoảng cách 1.200 km đã mở ra những triển vọng sáng lạn cho thông tin lượng tử.
Theo ông Pan Jianwei, người tham gia nhóm nghiên cứu, hiện tượng rối lượng tử cho phép các hạt ở những địa điểm khác nhau có cùng một trạng thái lượng tử như nhau. Bạn có thể tượng tưởng ra một hạt duy nhất nhưng có thể tồn tại ở nhiều địa điểm, như thể chúng phân thân được vậy. Rối hạt lượng tử - thông thường là sử dụng những hạt ánh sáng (các photon) – là một cách gửi thông tin an toàn tuyệt vời, bởi lẽ việc “nghe trộm”, can thiệp vào việc truyền tin sẽ làm thay đổi trạng thái lượng tử của hạt, người nhận sẽ biết ngay được rằng đường truyền đã bị gián đoạn bởi tác động từ bên ngoài.
Hồi tháng 8 năm ngoái, Trung Quốc đã phóng lên quỹ đạo vệ tinh lượng tử đầu tiên mang tên QUESS. Nó đánh dấu mốc đầu tiên trong tham vọng xây dựng một mạng lưới không thể "bị tin tặc đột nhập" của Trung Quốc và hy vọng tới năm 2030, hệ thống này sẽ đi vào hoạt động chính thức. Vệ tinh QUESS là thành quả nghiên cứu trong 8 năm của nhà khoa học lượng tử Pan Jianwei và kỹ sư không gian Wang Jianyu.
Giáo sư Anton Zeilinger, hiện giảng dạy tại Vienna, Áo, vệ tinh QUESS lần đầu tiên chứng minh rằng việc truyền tín lượng tử trên quy mô toàn cầu là hoàn toàn có thể và đây là bước quan trọng mở ra kỷ nguyên Internet lượng tử trong tương lai.

Vì sao người Mỹ ăn mừng lễ Tạ ơn?
Đối với nhiều người dân Mỹ, lễ Tạ ơn mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng gắn với huyền thoại lập quốc, cũng là dịp để sum họp, quây quần bên gia đình.

Khám phá bí mật rãnh Mariana
Môi trường bí ẩn tại nơi sâu nhất của biển khơi, cũng là nơi sâu nhất địa cầu, đang dần được giới khoa học khám phá.

Bạn có biết 108 tỉ người đã được sinh ra trên trái đất này?
Thế giới hiện tại có 7,7 tỷ người, và bạn là một trong số đó. Nhưng đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: Có bao nhiêu người từng sống trên Trái Đất này, và bao nhiêu người nữa sẽ ra đời trong tương lai?

Vì sao có những miếng thịt bò lại ánh lên màu 7 sắc cầu vồng?
Gần đây, một cô gái đã đăng lên trang Facebook cá nhân của mình bức ảnh về một miếng thịt bò "lạ" trong tô phở mua tại sân bay. Lạ ở chỗ, miếng thịt bò của cô sáng lấp lánh màu cầu vồng.

Những thiết kế vượt thời gian của Leonardo da Vinci
Leonardo da Vinci thường được mọi người biết đến là một họa sĩ thiên tài thời Phục hưng với những tác phẩm hội họa nổi tiếng như “Mona Lisa”.

Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Sài Gòn có gì khác nhau?
Được kì vọng sẽ góp phần thay đổi bộ mặt thành phố đồng thời giải quyết một cách hiệu quả tình trạng ách tắc giao thông, hiện nay, cả 2 tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. HCM đang được người dân vô cùng mong ngóng.
