Vệ tinh Nga bốc cháy trước khi rơi xuống Trái Đất
Một vệ tinh do thám tín hiệu quân sự của Nga hôm 16/2 bốc cháy trong quá trình ma sát với bầu khí quyển.
Theo Đại tá Dmitry Zenin, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, vệ tinh Kosmos-1220 bốc cháy vào lúc 17h58 (giờ Moscow).
Hình ảnh mô phỏng một vệ tinh do thám quân sự trên quỹ đạo Trái Đất. (Ảnh: independent.co.uk)
Trước đó, Kosmos-1220 được dự đoán sẽ lao cực nhanh xuống Trái Đất và các mảnh vỡ từ vệ tinh có thể đe dọa tính mạng con người. Theo các chuyên gia, vệ tinh Kosmos-1220 có thể sẽ rơi xuống Thái Bình Dương.
RIA Novosti dẫn lời Đại tá Aleksey Zolotukhin, người phát ngôn Lực lượng Không gian Nga, cho biết nhóm nghiên cứu của họ đã giám sát quá trình rơi xuống của vệ tinh và cho rằng nó có thể rơi xuống nơi nào đó trên Trái Đất.
Theo ông Zolotukhin, các nhà nghiên cứu không thể xác định được vị trí và thời gian tiếp đất chính xác của các mảnh vỡ từ vệ tinh này vì chúng thay đổi liên tục do chịu tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài.
Kosmos-1220 là vệ tinh do thám tín hiệu của Liên Xô cũ, được đưa vào quỹ đạo vào tháng 11/1980. Vệ tinh được phóng đi từ căn cứ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan và kết thúc sứ mệnh vào năm 1982.
Theo RT, khoảng 160-400kg các mảnh vỡ từ vệ tinh của Nga, Mỹ và Đức trong vũ trụ đã rơi xuống khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chúng hiếm khi gây ra sự cố nghiêm trọng.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
