Vệ tinh Nga rơi ngay sau khi phóng

Một vệ tinh viễn thông của Nga nổ tung và rơi chỉ vài phút sau khi được phóng bởi tên lửa đẩy Soyuz.

Việc phóng vệ tinh viễn thông Meridian-5 diễn ra tại sân bay vũ trụ Plesetsk ở phía bắc nước Nga. Vệ tinh được đẩy bởi Soyuz-2.1b, phiên bản mới nhất trong loại tên lửa Soyuz. RIA Novosti dẫn lời ông Alexei Zolotukhin, người phát ngôn của lực lượng vũ trụ thuộc quân đội Nga, cho hay, vệ tinh rơi sau khi phóng vài phút. Người ta tìm thấy các mảnh vỡ của vệ tinh tại một khu vực gần thành phố Tobolsk thuộc vùng Siberia. Nhưng một nguồn tin cảnh sát khẳng định các mảnh vỡ rơi xuống 4 khu vực dân cư thuộc vùng Novosibirsk.

Một số quan chức giấu tên của Nga tiết lộ một sự cố ở tầng thứ ba của tên lửa là nguyên nhân gây nên tai nạn.

Vệ tinh Meridian-5 được thiết kế để cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc giữa các tàu, máy bay và các trạm thu sóng trên mặt đất.

Ông Vladimir Popovkin, giám đốc Cơ quan Vũ trụ liên bang Nga (Roskomos), thừa nhận ngành vũ trụ Nga đang lâm vào tình trạng khủng hoảng. Vì thế Roskomos cần những gương mặt mới để vượt qua thử thách.

"Chúng ta phải giải quyết tình hình hiện nay và tạo điều kiện cho những tài năng trẻ thể hiện khả năng. Có lẽ đây là lúc cải tổ Roskomos", ông Popovkin nói.

Nước Nga chứng kiến hàng loạt thất bại trong hoạt động phóng vệ tinh trong 13 tháng qua. Hôm 18/8, một vệ tinh không thể bay tới quỹ đạo dự kiến do không thể tách khỏi tên lửa đẩy. Trước đó một vệ tinh được đẩy bởi tên lửa Rokot cũng hứng chịu số phận tương tự vào ngày 1/2. Vào hôm 5/12 năm ngoái, một tên lửa Proton mang theo ba vệ tinh định vị rơi xuống Thái Bình Dương.

Roskomos cũng mất một tàu vận tải hồi tháng 8 bởi nó nổ tung chỉ vài phút sau khi được phóng bởi tên lửa Soyuz. Phi thuyền Phobos Grunt, được thiết kế để lấy mẫu đất trên một vệ tinh của sao Hỏa, mắc kẹt trên quỹ đạo trái đất do hai động cơ của nó không khởi động. Giới chuyên gia dự đoán nó sẽ sớm rơi trở lại trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News