Vệ tinh Nhật sẽ phát mã Morse bằng đèn led
Một vệ tinh nhỏ của Nhật Bản, vừa được thả vào vũ trụ cùng vệ tinh F-1 của Việt Nam, sẽ phát ra các đoạn mã hiệu Morse bằng ánh sáng led, có thể nhìn thấy được trên khắp thế giới.
Mã Morse là loại mã hóa ký tự dùng để truyền các thông tin điện báo, gồm một chuỗi đã được chuẩn hóa các phần tử dài và ngắn để biểu diễn các chữ cái, chữ số, dấu chấm, các ký tự đặc biệt của một thông điệp.
Hình ảnh đồ họa từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho
thấy mã Morse sẽ sáng trong bầu trời đêm như thế nào. (Ảnh: AFP)
Các phần từ ngắn và dài có thể được thể hiện bằng âm thanh, các dấu hay gạch, hoặc các xung, hoặc các ký hiệu thường được gọi là "chấm" và "gạch" hay "dot" và "dash" trong tiếng Anh.
Các nhà nghiên cứu hy vọng vệ tinh có kích thước 10cm hình khối được cánh tay robot thả vào không gian từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), sẽ trở thành vệ tinh bay trên quỹ đạo đầu tiên phát ra tín hiệu đèn led trên bầu trời đêm, AFP cho biết.
Giáo sư Takashi Tanaka, Đại học Fukuoka, người đứng đầu nhóm chế tạo các vệ tinh trên của Nhật Bản cho biết, thông điệp này ban đầu dự định chỉ được nhìn thấy ở bầu trời Nhật Bản, nhưng nhiều người ở các nước như Đức, Italia, Brazil, Anh, Hungary, Mỹ đã yêu cầu được nhìn thấy các đoạn mã này.
Người quan sát có thể dùng ống nhòm để nhận thấy các vệt sáng trên bầu trời. Người ở bắc bán cầu sẽ thấy vệt sáng màu xanh lá cây, vì nhìn thấy mặt trước của vệ tinh. Người ở nam bán cầu sẽ thấy ánh sáng màu đỏ, vì quan sát mặt sau của vệ tinh.
Ông Takashi Tanaka cũng cho biết, mục đích đưa các vệ tinh lên vũ trụ để xem phải mất bao nhiêu thời gian thì ánh sáng từ đèn LED sẽ đến trái đất trong khi những bức ảnh sẽ được chuyển về với tốc 115 kilobit/giây.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
