Vệ tinh siêu nhỏ
Chỉ bỏ ra vài trăm đến 1.000 USD là đã có thể sở hữu một vệ tinh nhân tạo. Đó không phải là trò đùa dai mà là một dự án do nhà khoa học Zac Manchester ấp ủ, tất nhiên với giá thành thấp thì vệ tinh viễn thông - có tên gọi Sprites - cũng sẽ rất nhỏ với diện tích xấp xỉ bằng 2 con tem.
>>> Xem video: Giới thiệu vệ tinh siêu nhỏ Sprites
Vệ tinh viễn thông Sprites
Sprites như một loại bụi vũ trụ, sử dụng năng lượng mặt trời đi lang thang trong không gian để thu thập dữ liệu. Kỹ sư hàng không Zac Manchester cùng các cộng sự tại Đại học Cornell (Mỹ) đã cho 3 con tàu vũ trụ bé tí này lên Trạm không gian quốc tế ISS. Chúng được gắn bên ngoài ISS để không chỉ xem xét về hoạt động truyền dẫn thông tin, mà còn là độ bền trong môi trường khắc nghiệt.
Mỗi vệ tinh nhân tạo tí hon được gắn bộ vi điều khiển, trạm thu phát sóng radio tí hon, tế bào hấp thu năng lượng mặt trời, bộ điện dung và ăng-ten thu phát (ảnh trên). Nguyên mẫu hiện nay của Sprites chỉ có thể truyền dẫn các bit dữ liệu đơn giản. Tuy nhiên Zac Manchester tin rằng trong tương lai gần loại vệ tinh viễn thông cá nhân này sẽ có các phiên bản hiện đại hơn kèm theo các cảm biến hoạt động như nhiệt kế và cả camera.
Một chiếc hộp nhỏ CubeSat chứa Sprites bên trong.
Một chiếc hộp nhỏ gọi là CubeSat chứa Sprites bên trong. Khi đi vào quỹ đạo tầm thấp của trái đất thì cửa CubeSat sẽ mở, hệ thống lò xo sẽ phóng Sprites vào không gian thông qua tín hiệu radio điều khiển từ mặt đất. Khi đã vào quỹ đạo, tín hiệu do Sprites phát ra sẽ được giám sát bởi hàng loạt các trạm không gian nghiệp dư trên trái đất để chứng minh khả năng thông tin liên lạc hiệu quả của chúng. Sau vài ngày hoặc vài tuần hoạt động ngoài không gian, khi quay trở lại bầu khí quyển các Sprites sẽ bị đốt cháy vì kích cỡ quá nhỏ của chúng.
Zac Manchester cùng các cộng sự đang cố gắng gây quỹ để dự án đi vào hiện thực qua website Kickstater, họ hy vọng Sprites sẽ chính thức lên quỹ đạo vào năm 2013. Hiện nay, nếu chi ra 300 USD thì khách hàng sẽ được quyền truyền dẫn một thông điệp không gian đối với Sprites, thậm chí có thể đặt tên cho một trong số các Sprites sau này với không quá 4 ký tự. Nếu tặng 1.000 USD trở lên thì được cung cấp mã nguồn cùng công cụ lập trình để thiết lập đường bay cho Sprites; bên cạnh đó là cách thiết lập trạm mặt đất, cách tiếp nhận cũng như giải mã tín hiệu của chúng.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
