Vệ tinh Trung Quốc hạ cánh xuống mặt trăng
Vệ tinh Hằng Nga 1 của Trung Quốc đáp xuống mặt trăng hôm qua, kết thúc sứ mệnh thăm dò hành tinh này trong 16 tháng.
![]() |
Vệ tinh Hằng Nga 1 của Trung Quốc. Ảnh: skyandtelescope.com. |
Cục Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc thông báo vệ tinh Hằng Nga 1 đã rơi xuống bề mặt mặt trăng ngày 1/3. Đây là vụ hạ cánh chủ động. Vệ tinh được điều khiển từ xa bởi hai trạm giám sát ở thành phố Thanh Đảo (tỉnh Sơn Đông) và Khách Thập (thuộc khu tự trị của dân tộc Duy-ngô-nhĩ).
Trung Quốc đưa Hằng Nga 1 lên không gian cuối tháng 10/2007 bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 3A tại trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên. Nhiệm vụ chính của vệ tinh này là chụp ảnh ba chiều bề mặt mặt trăng bằng sóng radar, tìm 14 nguyên tố phổ biến, xác định các đặc tính và độ dày của đất trên mặt trăng và nghiên cứu khoảng không gian cách địa cầu 40.000 km đến 400.000 km.
Với khối lượng 2.350 kg, Hằng Nga 1 là vệ tinh hiện đại nhất do Trung Quốc chế tạo. Nhờ kỹ thuật thay đổi quỹ đạo mà vệ tinh này có thể đáp xuống mặt trăng từ phía sau. Trong 16 tháng hoạt động, Hằng Nga 1 đã bay quanh mặt Trăng vài nghìn lần và gửi về trái đất một lượng dữ liệu khổng lồ.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.
Đăng ngày: 21/02/2025

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.
Đăng ngày: 17/02/2025

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.
Đăng ngày: 17/02/2025

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.
Đăng ngày: 15/02/2025

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
Đăng ngày: 06/02/2025

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
Đăng ngày: 06/02/2025

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm