Vệ tinh UARS sẽ rơi sớm hơn dự kiến
Theo thông cáo của NASA vệ tinh UARS sẽ đi vào bầu khí quyển vào ngày 22/9, sớm hơn so với dự báo trước 2 ngày.
>>> Vệ tinh nhân tạo Mỹ rơi vào cuối tuần sau
>>> NASA trấn an về mảnh vỡ vệ tinh chết
Vệ tinh khoa học UARS (Upper Atmosphere Research Satellite) dùng để nghiên cứu tầng cao khí quyển được phóng lên vào tháng 9/1991 từ tàu con thoi Discoverry. Thiết bị này có độ lớn xấp xỉ một chiếc xe bus nặng hơn 6 tấn, dài hơn 10 mét), hoạt động trên quỹ đạo cách Trái đất 600 kilomét và độ nghiêng là 57 độ. Trị giá của vệ tinh được ước tính là 750 triệu đôla.
Vào năm 2005, NASA bỏ rơi vệ tinh này, cho rằng nó sẽ đi trệch quỹ đạo của tàu con thoi, nhưng thực tế lại không như vậy. Vệ tinh cứ hạ dần độ cao và tự động đi vào chế độ ngủ yên và đã va chạm với một đối tượng trên cùng quỹ đạo. Các chuyên gia cho rằng đối tượng ấy là mảnh của vệ tinh Kosmos-1275 phóng từ thời Xô Viết và sự va chạm ngẫu nhiên này khiến vệ tinh UARS vỡ thành 26 mảnh và rơi xuống Trái đất với tổng trọng lượng là 532kg. Mảnh lớn nhất là khung của thiết bị nặng chừng 150kg.
Theo số liệu chiều ngày 16/9, độ cao quỹ đạo bay của UARS từ 225 đến 250 kilomet. NASA thông báo thời điểm UARS đi vào khí quyển bị thay đổi vì từ đầu tuần trước khi hoạt động của Mặt trời tăng lên rõ rệt (làm khí quyển Trái đất “nở ra” khiến sức cản tăng lên).
Theo dự đoán, vùng vệ tinh có thể rơi sẽ nằm trong khoảng 57 vĩ độ bắc đến 57 vĩ độ nam, vì quỹ đạo của vệ tinh nghiêng 57 độ. Những mảnh vỡ của vệ tinh sẽ rơi trên một vùng đất đường kính 800 kilomet. Có lẽ nó không gây ra một sự kinh hoàng nào và thiệt hại gây ra (về mặt sinh mạng con người) là không đáng kể. Hãng thông tấn Nga, Rosblatt cho rằng mảng vỡ sẽ rơi xuống đại dương, hơn là xuống Matxcơva và phụ cận mặc dù vị trí của Matcova nằm ở 54 độ 44 phút vĩ bắc.
Сác chuyên gia của NASA nhấn mạnh rằng từ khi phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất vào năm 1957 người ta chưa từng ghi nhận một mảnh rác vũ trụ nào rơi xuống Trái đất. Tuy nhiên hệ thống kiểm soát không gian vũ trụ của Mỹ (NORAD) trực thuộc NASA đã theo dõi tình hình này một cách sát sao và thường xuyên dự báo thời gian và địa điểm rơi của những thiết bị đã phóng lên.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy
Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?
