Vệ tinh Việt Nam sắp rời trạm vũ trụ

Vệ tinh F-1 của Phòng nghiên cứu không gian FSpace sẽ rời Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vào thứ năm tới, bắt đầu thời kỳ hoạt động trong không gian.

>>> Vệ tinh Việt Nam cập trạm vũ trụ

Ông Vũ Trọng Thư, Trưởng phòng nghiên cứu FSpace, cho biết dự kiến vệ tinh tự chế tạo của Việt Nam sẽ được thả ra ngoài không gian vào khoảng 23h30 giờ Hà Nội. Phi hành gia người Nhật Akihiko Hoshide sẽ điều khiển cánh tay robot thả các vệ tinh.


Mô hình mô phỏng các vệ tinh nhỏ trong đó có F-1 thả ra
ngoài không gian bằng cánh tay robot. (Đồ họa: FSpace)

F-1 được thả rời trạm ISS với vận tốc 5cm/s, theo hướng 45 độ so với phương thẳng đứng và ngược với chiều chuyển động của trạm ISS. Việc làm này đảm bảo các vệ tinh nhỏ có quỹ đạo thấp hơn và không đâm trở lại trạm ISS trong những vòng quay sau đó.

30 phút sau khi rời cánh tay của trạm ISS, vệ tinh F-1 mới bắt đầu thực hiện các công việc đầu tiên như bung ăng-ten, phát tín hiệu, để không gây ảnh hưởng đến các hoạt động trên trạm ISS. F-1 sẽ bay vòng quanh trái đất trên quỹ đạo tương tự như của trạm ISS, với chu kỳ 92 phút/vòng.

Từ trạm điều khiển mặt đất đặt tại Hà Nội, nhóm FSpace đưa ra các lệnh điều khiển F-1 để nó chụp ảnh hay thu thập dữ liệu về từ trường, nhiệt độ.

Vệ tinh nhỏ F-1 có kích thước 10x10x10cm và nặng 1kg, do FSpace nghiên cứu và chế tạo. Nó được đưa vào không gian ngày 21/7 cùng bốn vệ tinh khác bằng tên lửa của Cơ quan nghiên cứu và phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA). Sự kiện này mở ra bước ngoặt trong ngành khoa học vũ trụ Việt Nam: lần đầu tiên một vệ tinh do chúng ta tự chế được đưa lên không gian.

"Nếu F-1 đi vào hoạt động, vệ tinh có thể được ứng dụng trong công tác giám sát tàu thuyền trên biển Đông, phòng chống nạn xả trộm dầu trên biển, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn, phát hiện cháy rừng sớm hay phục vụ các nhu cầu viễn thông, viễn thám khác", ông Thư nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News