Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng.

Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan chảy, IFL Science hôm 8/5 đưa tin. Năm 1910, quốc gia Nam Mỹ này có 6 sông băng trải rộng trên tổng diện tích 1.000 km2. Tuy nhiên chúng đã suy giảm thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn để được phân loại là sông băng.

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng
Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. (Ảnh: Jorge ferrer).

5 sông băng của Venezuela đã biến mất vào năm 2011, chỉ còn sông băng Humboldt, hay La Corona, tồn tại trong công viên quốc gia Sierra Nevada. Tuy nhiên, Humboldt hiện cũng thu hẹp đến mức được phân loại lại thành cánh đồng băng.

"Venezuela không còn sông băng nữa. Những gì chúng tôi có chỉ là một mảng băng bằng 0,4% kích thước ban đầu", giáo sư Julio Cesar Centeno tại Đại học Andes (ULA) nói.

Thời hoàng kim, La Corona có diện tích 4,5km2, nhưng hiện nó trải rộng chưa đến 0,02km2, hay 2 ha. Thông thường, một mảng băng phải có diện tích ít nhất 0,1 km2 mới được coi là sông băng.

Nghiên cứu được thực hiện trong nửa thập kỷ qua chỉ ra, độ bao phủ sông băng ở Venezuela giảm 98% từ năm 1953 đến năm 2019. Tốc độ mất băng tăng nhanh sau năm 1998, đạt mức đỉnh điểm khoảng 17% mỗi năm kể từ năm 2016 trở đi.

La Corona có diện tích khoảng 0,6km2 vào năm 1998, nhưng đã thu hẹp đến mức có nguy cơ mất danh hiệu sông băng từ năm 2015. "Chuyến thám hiểm gần đây nhất của chúng tôi đến khu vực này diễn ra vào tháng 12/2023 và chúng tôi thấy rằng sông băng đã mất khoảng 2 ha so với chuyến ghé thăm trước đó vào năm 2019, giảm từ 4 ha xuống còn chưa đến 2 ha như hiện nay", nhà nghiên cứu Luis Daniel Llambi tại ULA cho biết.

Cũng trong tháng 12 năm ngoái, chính phủ Venezuela tiến hành phủ vải địa kỹ thuật lên sông băng Humboldt với hy vọng cách nhiệt và bảo vệ nó. Kế hoạch này không chỉ thất bại mà còn khiến các nhà bảo tồn phẫn nộ vì cho rằng có thể dẫn đến ô nhiễm hệ sinh thái khi vải phân rã thành vi nhựa qua thời gian. "Những hạt vi nhựa này gần như vô hình, chúng xâm nhập đất, từ đó đi vào cây trồng, đầm phá, không khí. Cuối cùng, con người sẽ ăn và hít thở chúng", Centeno nhận định.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỷ lục về nhiệt độ toàn cầu liên tục bị phá

Kỷ lục về nhiệt độ toàn cầu liên tục bị phá

Theo Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) ngày 8-5, thế giới vừa trải qua tháng 4 nóng kỷ lục kể từ khi bộ dữ liệu của C3S được thiết lập vào năm 1940.

Đăng ngày: 09/05/2024

"Cổng địa ngục" ở Nga ngày càng lớn mỗi năm

Miệng hố Batagay rộng 990 m ở vùng Viễn Đông đang mở rộng liên tục với thể tích đất đóng băng tan chảy mỗi năm lên đến một triệu m3.

Đăng ngày: 08/05/2024
Giải mã lỗ hổng băng rộng 80.000km2 ở châu Nam Cực

Giải mã lỗ hổng băng rộng 80.000km2 ở châu Nam Cực

Lỗ hổng băng Maud Rise hình thành ở vùng biển thoáng và cách xa những cơn gió ven bờ, khiến giới khoa học bối rối suốt nhiều năm.

Đăng ngày: 08/05/2024
Mùa hè 2024 sẽ điên rồ nhất trong lịch sử của châu Á

Mùa hè 2024 sẽ điên rồ nhất trong lịch sử của châu Á

Nắng nóng mùa hè tấn công châu Á sớm hơn mọi năm, khiến hàng chục người thiệt mạng. Chuyên gia gọi đây là " sự kiện khắc nghiệt nhất" trong lịch sử khí hậu.

Đăng ngày: 07/05/2024
Đông Nam Á ở trong

Đông Nam Á ở trong "chảo lửa", viết lại lịch sử khí hậu

Các kỷ lục về nhiệt độ liên tục bị phá vỡ ở Thái Lan, Lào, Philippines... Theo chuyên gia thời tiết, đây là điều chưa từng xảy ra trong 3 thế kỷ qua.

Đăng ngày: 06/05/2024
Dự án

Dự án "Vạn lý Trường thành xanh" kéo dài suốt 17 năm, trị giá 36 tỷ USD giúp ngăn chặn tình trạng sa mạc hóa

Sau 17 năm, dự án " Vạn lý Trường thành xanh" đã khôi phục hơn 7,7 triệu hecta đất dọc châu Phi.

Đăng ngày: 04/05/2024
Châu Á nắng nóng tàn khốc đến bao giờ?

Châu Á nắng nóng tàn khốc đến bao giờ?

Nắng nóng kỷ lục đang bao trùm châu Á, từ Myanmar đến Philippines. Hàng triệu trẻ em đã phải nghỉ học để tránh nhiệt độ khắc nghiệt.

Đăng ngày: 02/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News