Sự ấm lên toàn cầu đang làm rã đông... những xác chết từ thời Thế chiến thứ nhất

Đầu tiên là những khẩu súng được rã đông, sau đó đến những cuốn nhật ký, những lá thư, và rồi...những cơ thể người!

Trong một biến cố được xem là kết quả kinh hoàng nhất của sự nóng lên toàn cầu cho đến thời điểm này, một con sông băng ở dãy Alps phía Bắc nước Ý đang tan chảy làm lộ ra thi hài của những người lính tử trận trong Thế chiến thứ nhất. Sau gần một thế kỷ, những cơ thể đông lạnh được bảo quản một cách hoàn hảo nằm im lìm trong những tảng băng đã trở lại để kể về cuộc chiến hùng vĩ bậc nhất trong lịch sử - "Chiến tranh trắng".

Tháng 5 năm 1915, khi Thế chiến thứ nhất đã diễn ra được 10 tháng, nước Ý mới thống nhất quyết định gia nhập Quân Đồng minh. Ý, mong muốn mở rộng biên giới của mình, quyết định phát động chiến tranh với Áo nhằm sáp nhập các khu vực núi Trentino và miền nam Tirol. Cuộc xung đột này dẫn đến kết quả mà chúng ta được biết đến với tên gọi "Chiến tranh trắng": tình thế bế tắc trong suốt 4 năm dài lạnh lẽo giữa đạo quân tác chiến miền núi Alpini của Ý và đối thủ bên phía Áo của họ là đạo quân Kaiserschutzen. Cuộc chiến diễn ra ở nơi núi cao, với những vũ khí và cơ sở vật chất đặc biệt như hào băng và các phương tiện chuyên chở bằng cáp. Thông thường, hai bên sẽ sử dụng hỏa lực để cố gây tuyết lở trên doanh trại của bên còn lại nhằm tạo nên "cái chết trắng" cướp đi hàng ngàn sinh mạng.

Ngày nay, trải qua hàng thập kỷ của sự nóng lên toàn cầu, con sông băng Presena trong cuộc chiến năm xưa đang dần tan chảy, để lộ ra những tàn tích của Chiến tranh trắng. Đáng chú ý trong số đó là những món đồ tạo tác được bảo quản một cách cẩn thận trôi theo dòng sông băng tan chảy từ đầu những năm 90: một bức thư tình từ năm 1918 không bao giờ đến tay một cô gái tên Maria; một vài câu thơ cho người bạn cũ, được viết nghệch ngoạc trong nhật ký; một bức tranh về một người phụ nữ đang ngủ được ký tên bằng tiếng Séc, "Người vợ bị bỏ rơi của bạn".

Sau gần như một thế kỷ, các thi hài vẫn như trước. Vì giá lạnh, những thân thể xuất hiện từ dưới lớp băng còn gần như nguyên vẹn, vẫn trong trang phục trước đây của họ. Tháng 9 năm trước, hai người Áo nổi lên từ lớp băng, 17 và 18 tuổi, đều có mắt xanh và tóc vàng, với những lỗ đạn trên sọ.

Sự ấm lên toàn cầu đang làm rã đông... những xác chết từ thời Thế chiến thứ nhất

Franco Nicolis từ văn phòng di sản khảo cổ địa phương nói với tờ Telegraph: "Điều đầu tiên tôi nghĩ đến là những người mẹ của họ; những người lính hiện lên từ lớp băng giống như lúc họ bị nhấn chìm, những người mẹ có lẽ sẽ chẳng bao giờ biết về số mệnh những đứa con của mình".

Chính quyền địa phương đã nỗ lực làm việc trong nhiều năm để vén màn những tàn tích về cuộc chiến bị lãng quên này. Năm 2004, Maurizio Vicenzi, một hướng dẫn viên địa phương và là người đứng đầu bảo tàng chiến tranh Peio, đã khám phá ra thi thể bị treo ngược của ba người lính tại một bức tường băng ở độ cao 3.657 mét – nạn nhân của một trong những tiền tuyến ác liệt nhất trong lịch sử. Tiếp sau đó là hàng loạt những phát hiện khác. Trong một phát hiện hiếm có, nhóm đã phát hiện ra một đường hầm băng bị che khuất. Sau khi sử dụng những chiếc quạt thông gió cỡ lớn để làm tan chảy băng, phía bên trong dần hiện ra một kết cấu bằng gỗ khổng lồ được sử dụng như trạm vận chuyển đạn dược và quân nhu.

Phần lớn các thi hài được phát hiện đều được chuyển đến văn phòng của Daniel Gaudio, một nhà pháp y nhân chủng học được giao nhiệm vụ truy tìm danh tính các nạn nhân chiến tranh. Mặc dù phần lớn các trường hợp ông đều có thể trích xuất được DNA, nhưng khả năng tìm ra danh tính của các thi hài là rất hiếm bởi thiếu thông tin về ngữ cảnh - vốn rất cần thiết để xác định nguồn gốc nơi chốn của gia đình các nạn nhân chiến tranh.

Cho đến nay, đã có hơn 80 thi thể được tìm thấy từ sông băng, và chắc chắn sẽ còn nhiều nữa. Theo nhà sử học Mark Thompson, tác giả của cuốn Chiến tranh trắng, chỉ riêng phía Ý đã có hơn 750.000 binh lính tử trận trong cuộc chiến. Mùa hè tới, các nhóm khảo cổ học sẽ tiếp tục công cuộc tìm kiếm những gì còn sót lại trong những lớp băng và các thi hài chắc chắn sẽ được tìm thấy khi mà biến đổi khí hậu chắc chắn sẽ tiếp diễn và giúp đẩy nhanh sự tan băng.

Còn hiện tại, mùa đông vẫn đang hiện diện. Không xa vị trí thi thể các binh sỹ đầu tiên được phát hiện là Peio - một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, nơi các công dân Ý, Áo, Đức và Nga một lần nữa cùng nhau tận hưởng không khí núi cao, tất nhiên là trong hòa bình!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Mưa lũ “lớn chưa từng thấy” khiến ít nhất 85 người chết ở Nhật

Mưa lũ “lớn chưa từng thấy” khiến ít nhất 85 người chết ở Nhật

Theo Daily Mail, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã lên tiếng cảnh báo cần phải “chạy đua với thời gian” để đưa những người nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

Đăng ngày: 10/07/2018
Nhiệt độ thấp nhất trên bề mặt Trái Đất là -98 độ C

Nhiệt độ thấp nhất trên bề mặt Trái Đất là -98 độ C

Các nhà khoa học tại Trung tâm Dữ liệu Băng tuyết Quốc gia Mỹ (NSIDC) đã xác định nhiệt độ thấp nhất ở Cao nguyên Đông Nam Cực là -98 độ C.

Đăng ngày: 08/07/2018
Mưa màu đỏ máu ở Siberia gây lo sợ về ngày tận thế

Mưa màu đỏ máu ở Siberia gây lo sợ về ngày tận thế

Cơn mưa trút xuống bãi đỗ xe ở Siberia có màu đỏ như máu nhưng không phải hiện tượng dị thường như nhiều người lầm tưởng.

Đăng ngày: 08/07/2018
Đường nhựa tan chảy

Đường nhựa tan chảy "nuốt" luôn cả chân người vì trời nóng như nung

Các nhân viên cứu hộ đã được gọi tới để giải cứu một chàng trai ở Anh, 24 tuổi bị đường nhựa "nuốt" mất chân giữa tiết trời quá nóng.

Đăng ngày: 07/07/2018
Mất bao lâu để rác thải nhựa có thể phân hủy?

Mất bao lâu để rác thải nhựa có thể phân hủy?

Loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta.

Đăng ngày: 06/07/2018
Mưa lũ chưa từng có ở Nhật, hàng trăm nghìn người sơ tán

Mưa lũ chưa từng có ở Nhật, hàng trăm nghìn người sơ tán

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết nước này đang phải hứng chịu lượng mưa "lịch sử" và cảnh báo mưa lớn vẫn tiếp tục diễn ra tại nhiều khu vực cho đến ngày 8/7, theo Reuters.

Đăng ngày: 06/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News