Vệt đen bí ẩn trên bức ảnh chụp bề mặt sao Hỏa

Một vệt đen bí ẩn xuất hiện dọc đường chân trời trong bức ảnh chụp bề mặt sao Hỏa của xe tự hành Curiosity đã làm dấy lên những đồn đoán về nguồn gốc của nó bởi vệt đen này đã biến mất hai tiếng sau đó.

Chỉ vài giây sau khi hạ cánh xuống hành tinh Đỏ hôm 6/8, Curiosity đã chụp một bức ảnh bề mặt sao Hỏa, trong đó có một vệt đen “lờ mờ song dễ phân biệt”, theo tờ Los Angeles Times. Điều kỳ lạ là vệt đen này đã biến mất trong một loạt các bức ảnh được chiếc xe tự hành chụp sau đó hai tiếng đồng hồ.

Chi tiết này đã khơi gợi sự hứng thú của những người đam mê vũ trụ. Trong đó, không ít ý kiến hồ hởi cho rằng Curiosity đã tìm thấy dấu hiệu của người ngoài hành tinh ngay từ những giây đầu tiên đáp xuống sao Hỏa trong sứ mệnh săn tìm dấu tích sự sống tại đây.

Tuy nhiên, có một cách giải thích được nhiều người chấp nhận là Curiosity bằng một cách nào đó đã chụp một bộ phận tách ra và rơi ở đằng xa trong quá trình đáp xuống sao Hỏa.


Vệt đen bí ẩn trong bức ảnh đầu tiên của Curiosity - (Ảnh: NASA/AFP)

Những người khác thì đặt ra các giả thiết khả thi hơn rằng: vệt đen chỉ đơn giản là vết bẩn trên ống kính hoặc một đám bụi ở đằng xa.

Giả thiết vệt đen là bộ phận hạ cánh có tên “cần cẩu trời” được hỗ trợ bởi những hình ảnh mà Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ công bố sau đó.

Trong bức ảnh hiện trường vụ hạ cánh do một vệ tinh của NASA chụp lại, Curiosity được nhìn thấy nằm trên bề mặt cùng với các bộ phận của con tàu văng ra trong quá trình hạ cánh.

Bức ảnh bao gồm tấm chắn nhiệt bảo vệ chiếc xe tự hành khi lao vào bầu khí quyển sao Hỏa và một chiếc dù giảm tốc. Ngoài ra còn có “cần cẩu trời” vốn được sử dụng trong quá trình hạ cánh.


Vị trí các bộ phận tách ra trong quá trình hạ cánh - (Ảnh: NASA/Reuters)

Bức ảnh cho thấy “cần cẩu trời” rơi xuống bề mặt ở khoảng cách hơn 600 mét theo như tính toán trước đó và nằm cùng hướng với camera của Curiosity khi thiết bị này chụp bức ảnh đầu tiên có chứa vệt đen.

Bức ảnh vệ tinh cũng cho thấy “cần cẩu trời” đã làm dấy lên một đám bụi khi nó đâm xuống bề mặt sao Hỏa.

Dẫu vậy, người quản lý sứ mệnh của Curiosity Michael Watkins phải thừa nhận với tờ Los Angeles Times rằng nếu điều này là sự thật, đó sẽ là sự trùng hợp khó tin.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 01/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News