Vệt đen khổng lồ trên Mặt Trời gây gián đoạn liên lạc vô tuyến

Một vệt đen khổng lồ hình trái tim lóe ra quầng lửa sáng rực trên Mặt Trời, khiến liên lạc vô tuyến trên Trái Đất tạm thời gián đoạn.

Theo Space, quầng lửa bùng lên vào lúc 0 giờ 29 phút hôm 18/4 từ một vệt đen siêu lớn mang tên khu vực đang hoạt động AR 2529, với kích thước đủ để xếp vừa 5 Trái Đất. Tàu vũ trụ Solar Dynamics Observatory của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ghi lại hình ảnh thú vị về quầng lửa khi nó xảy ra.

Vụ phun trào gây ra tình trạng mất sóng vô tuyến ở quy mô vừa tại một số nơi, theo các nhà chức trách từ Trung tâm Dự báo Khí hậu Vũ trụ trực thuộc Cục quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ.


Vệt đen hình trái tim AR 2529 trên bề mặt Mặt Trời. (Ảnh: NASA).

Quầng lửa trào ra hôm 18/4 nằm ở cấp M6.7 trong thang phân loại mà các nhà khoa học sử dụng. Theo hệ thống phân loại này, quầng lửa cấp C là yếu nhất, M là độ mạnh trung bình và X là mức dữ dội nhất. Quầng lửa cấp X mạnh gấp 10 lần quầng lửa cấp M trong khi vụ phun trào M6 dữ dội hơn 6 lần so với M1.

Vệt đen là những khu vực sẫm màu trên bề mặt Mặt Trời có nhiệt độ thấp hơn các vùng xung quanh đôi chút. Vệt đen đóng vai trò như bệ phóng cho bão lửa Mặt Trời và các vụ phun trào nhật hoa (CME), làm bắn vào không gian những đám mây plasma siêu lớn với vận tốc hàng triệu km/h.

"Vệt đen AR 2529 đang thay đổi hình dáng và kích thước khi nó chậm rãi đi ngang qua bề mặt Mặt Trời trong gần hai tuần qua. Trong phần lớn thời gian, nó đủ lớn để có thể nhìn thấy từ mặt đất mà không cần kính phóng đại", đại diện NASA cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News