Vết nứt trên băng hút gần 5 tỷ lít nước hồ

Hiện tượng hồ trên sông băng bị rút cạn nước do vết nứt khổng lồ có thể khiến dải băng trở nên ngày càng bất ổn hơn.

Vết nứt trên băng hút gần 5 tỷ lít nước hồ
Vết nứt trên mặt sông băng Store. (Ảnh: Live Science).

2/3 khối lượng nước của hồ trên bề mặt sông băng Store phía tây Greenland chảy xuống đáy dải băng chỉ trong 5 giờ vào ngày 7/7/2018, tương đương lượng nước của 2.000 bể bơi Olympic. Sau khi hồ cạn nước, vết nứt mà nước chảy qua vẫn trống rỗng, tạo thành ống dẫn từ bề mặt xuống phần đáy ở độ sâu 1 km. Theo Poul Christoffersen, nhà băng hà học ở Viện nghiên cứu vùng cực Scott thuộc Đại học Cambridge, lượng nước làm đáy dải băng dễ tan chảy, thúc đẩy chuyển động trôi ra biển, góp phần tăng mực nước biển.

Christoffersen và cộng sự phát hiện mực nước hồ băng tan số 028 ở sông băng Store sụt giảm rất nhanh trong dựng trại ở gần đó. "Chúng tôi có thể trông thấy vết nứt hình thành trên băng, và nước ồ ạt chảy vào đó khi vết nứt xuất hiện", Christoffersen kể lại.

Thomas Chudley, nghiên cứu sinh hệ tiến sĩ ở Viện nghiên cứu vùng cực Scott, đang dùng drone ghi hình cận cảnh bề mặt sông băng khi quá trình mất nước xảy ra. Chudley lập tức lái drone bay qua hồ để thu thập hình ảnh chi tiết. Christoffersen và Chudley công bố phát hiện hôm 2/12 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

Các quan sát mới cho thấy hơn 4,77 tỷ lít nước chảy từ hồ xuống đáy sông băng. Lý do hồ 028 không cạn hoàn toàn là do vết nứt không trải dài tới điểm sâu nhất của bồn địa hồ. "Điều đó có nghĩa chúng ta đang đánh giá thấp khả năng cạn nước của hồ và tạo ra các đường dẫn nước từ bề mặt tới đáy dải băng. Việc hiểu chính xác các những vết nứt giao cắt với hồ đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta lập mô hình thềm băng tốt hơn", Christoffersen chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thác Victoria cao 100m gần cạn khô vì biến đổi khí hậu

Thác Victoria cao 100m gần cạn khô vì biến đổi khí hậu

Thác Victoria nằm ở biên giới Zambia và Zimbabwe được xem là một trong những thác nước lớn và đẹp nhất thế giới, nhưng giờ đây nó có nguy cơ biến mất vì biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 09/12/2019
Áo len Giáng sinh là thủ phạm gây ra ô nhiễm đại dương

Áo len Giáng sinh là thủ phạm gây ra ô nhiễm đại dương

Hầu hết áo len Giáng sinh được làm từ vải sợi nhựa và điều này có khả năng góp phần gây ô nhiễm nhựa trên các đại dương toàn cầu.

Đăng ngày: 09/12/2019
Gạch từ rác thải nhựa có thể kết nối không cần vữa

Gạch từ rác thải nhựa có thể kết nối không cần vữa

Một chàng trai trẻ Ấn Độ đã tìm ra giải pháp thay thế các lò gạch truyền thống bằng cách tạo ra gạch từ rác thải nhựa rẻ hơn và không ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, những viên gạch có thể kết nối với nhau không cần vữa.

Đăng ngày: 06/12/2019
Ống hút làm từ vỏ xoài có thể phân hủy sinh học

Ống hút làm từ vỏ xoài có thể phân hủy sinh học

Hằng năm có đến hơn năm mươi triệu tấn xoài được trồng trọt trên khắp thế giới, nhưng đến nay, vỏ của chúng thường bị bỏ đỉ hoặc rất ít được sử dụng.

Đăng ngày: 06/12/2019
Sông băng trên núi New Zealand chuyển màu đỏ

Sông băng trên núi New Zealand chuyển màu đỏ

Nạn cháy rừng nghiêm trọng hoặc bão bụi mạnh ở Australia có thể là nguyên nhân khiến các sông băng chuyển màu khác thường.

Đăng ngày: 06/12/2019
Bão số 7 giật cấp 13, đang tiến gần vào quần đảo Trường Sa

Bão số 7 giật cấp 13, đang tiến gần vào quần đảo Trường Sa

Hồi 04 giờ ngày 05/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 115,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 410km về phía Bắc Đông Bắc.

Đăng ngày: 05/12/2019
Bão Kammuri đi vào biển Đông, trở thành cơn bão thứ 7 trong năm nay

Bão Kammuri đi vào biển Đông, trở thành cơn bão thứ 7 trong năm nay

Hồi 07 giờ ngày 04/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,1 độ Vĩ Bắc; 117,7 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 480km về phía Đông Đông Bắc.

Đăng ngày: 04/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News