Vi khuẩn chuyên ăn dầu
Alcanivorax Borkumensis là tên một loài vi khuẩn chuyên sống trong những vùng nước bị nhiễm dầu. Sinh vật biển nhỏ bé này hầu như không được tìm thấy trong các vùng nước sạch, nhưng lại có mặt ở dòng thủy triều đen nhỏ nhất. Việc trao đổi của nó dựa vào các hydrocarbon là nguồn cung cấp duy nhất carbon và năng lượng.
![]() |
Mô hình một nhiễm sắc thể của vi khuẩn Alcanivorax Borkumensis (Ảnh: nouvelobs) |
Alcanivorax Borkumensis có thể tăng sinh một cách hiệu quả và hầu như chỉ sinh sống nhờ hydrocarbon trong dầu thô. Nó có thể phân hủy một lượng lớn hydrocarbon. Loài vi khuẩn này sản sinh những chất hoạt hóa bề mặt (surfactant) sinh học góp phần chuyển chất dầu sang trạng thái nhũ tương và tăng tốc quá trình phân hủy.
Các dữ liệu trong bộ gien và việc phân tích chức năng cung cấp cho các nhà khoa học một cơ sở kiến thức với giá trị vô giá nhằm tìm cách giảm những thiệt hại về môi trường do nạn tràn dầu ở biển.
Mỗi năm có hàng triệu tấn dầu tràn ở các đại dương. Một phần nhỏ do bị ngấm bởi các mỏ dầu thiên nhiên nhưng phần lớn do con người. Một trong các sự kiện ô nhiễm nguy kịch nhất trong mấy năm gần đây là thủy triều đen do một tàu chở dầu lớn bị đắm ngoài khơi bờ biển Galicie thuộc Tây Ban Nha, làm tràn khoảng 17.000 tấn nhiên liệu nặng.
Vi khuẩn Alcanivorax Borkumensis (Ảnh: genetik.uni-bielefeld)
T.Đ

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
