Vi khuẩn giúp hình thành mây

Các sinh vật nhỏ thực sự có mặt ở khắp nơi: vi khuẩn, bào tử nấm và các mảnh vụn sinh học được tìm thấy cả trong các đám mây và có vẻ giúp hình thành nhân của giọt mây – các nhà khoa học đã phát hiện.

Nghiên cứu vai trò của những sinh vật này trong quá trình hình thành mây có thể giúp xác định được điều bí ẩn lớn nhất trong các dự đoán về thay đổi khí hậu – các đám mây ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu.

Từ lâu giới khoa học đã biết rằng các vi sinh vật hoặc những phần cơ thể chúng có thể được cuốn lên không trung và di chuyển qua những khoảng cách rất xa. Ví dụ, lá cây rơi xuống đất, dần dần khô và vỡ vụn ra, rồi bị gió cuốn đi xa. Điều tương tự cũng xảy ra với phấn hoa và thậm chí cả vi khuẩn. Các nhà khoa học chưa tiến hành thử nghiệm, nên họ không biết được liệu những vi khuẩn trên cao này còn sống hay không.

Trong khi đó, các thí nghiệm trong phòng cho thấy những phần tử này (cùng với bụi và các hạt tí hon lơ lửng trong không khí) có thể đóng vai trò làm hạt nhân tạo băng, phần chính trong các đám mây. Quanh những hạt nhân này, nước và băng trong khí quyển ngưng lại và lớn dần lên, tạo nên các đám mây và cuối cùng có thể dẫn tới mưa.

“Hiểu được phần tử nào hình thành nhân tử băng (phần tử này tồn tại với mật độ rất thấp và vốn rất khó đong đo) cũng có nghĩa là bạn sẽ hiểu rõ hơn về các quá trình dẫn tới mưa,” Kim Prather, thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Hải dương học Scripps tại San Diego, Calif, cho biết.

Cảnh nhìn từ máy bay khi các nhà khoa học lấy mẫu các đám mây. Theo tính toán, các phần tử sinh học chẳng hạn như vi khuẩn, phấn hoa, nấm, đóng vai trò như hạt nhân trong quá trình hình thành băng trong các đám mây. (Ảnh: NCAR)

Trong khi hầu hết các nhà khoa học chấp nhận rằng các phần tử sinh học hình thành mây, thì việc quan sát được thực tế quá trình này lại là điều khó khăn hơn nhiều.

“Đây thực sự là công việc đo lường quá khó khăn cho chúng tôi,” Prather nói.

Prather và các đồng nghiệp của bà đã đưa một quang phổ kế lên để tìm hiểu trong một đám mây có những yếu tố nào. Họ đưa dụng cụ này lên trực thăng và bay qua các đám mây trên bầu trời Wyoming mùa thu năm 2007. Cố gắng này đã giúp họ lần đầu tiên phát hiện được các phần tử sinh học có mặt trong các đám mây.

Họ đi đến kết luận các phần tử sinh học chiếm tới 1/3 trong số phần tử hình thành băng và bụi vô cơ chiếm 50%.

Nhưng cụ thể thành phần sinh học này là gì, các nhà nghiên cứu chưa thể trả lời.

“Với kĩ thuật hiện đang sử dụng, chúng tôi chỉ có thể nói rằng đó là một phần tử sinh học,” Karri Pratt, nghiên cứu sinh thạc sỹ tại trường Đại học California ở San Diego nói.

Nhóm nghiên cứu đã có thể sử dụng các mẫu không khí và thành phần hóa học của bụi để tìm ra nguồn gốc của các phần tử sinh học, vốn được nghi ngờ là từ châu Á hoặc châu Phi.

Các phát hiện, được đăng tải trên tờ Nature Geoscience trực tuyến hôm 17/5, đề ra giả thuyết rằng vi khuẩn và các phần tử sinh học khác bị cuốn lên cao trong các cơn bão bụi và di chuyển rất xa, tới tận nơi chúng góp phần vào hình thành mây.

Kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng để xác định mô hình khí hậu nào thể hiện ảnh hưởng của các đám mây lên khí hậu – mô hình làm lạnh bằng bức xạ ánh sáng trở lại, làm nóng bằng bẫy nhiệt, hay thay đổi quy luật mưa.

“Nếu chúng ta hiểu được nguồn gốc các hạt cấu tạo nên mây cũng như mật độ tương đối của chúng, chúng ta có thể xác định tác động của những nguồn này lên khí hậu,” Prather nói.

Công trình nghiên cứu được tài trợ kinh phí bởi Viện Khoa học Quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Quốc gia.

Từ khóa liên quan:

vi khuẩn

mây

nấm

mảnh vụn sinh học

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá 20 thức uống kỳ quặc nhất thế giới

Khám phá 20 thức uống kỳ quặc nhất thế giới

Bia sữa, bia nước tiểu bò, bia sữa ngựa, bia pizza, bia giúp ngực to… là những loại bia độc nhất vô nhị trên thế giới.

Đăng ngày: 10/05/2025
Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?

Tại sao buổi sáng người nhẹ cân hơn buổi tối?

Bạn đã bao giờ nhảy lên bàn cân ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng và nhận thấy mình nhẹ hơn đêm ngay trước đó?

Đăng ngày: 09/05/2025
Than đá được hình thành như thế nào?

Than đá được hình thành như thế nào?

Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)

Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu

Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lịch sử phát triển xe đạp

Lịch sử phát triển xe đạp

Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News