Vi khuẩn hỗ trợ sản xuất mía bền vững
Các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra một loại vi khuẩn có thể làm tăng sản lượng mía và giảm sử dụng phân bón trong canh tác.
Đường là mặt hàng quan trọng trên toàn thế giới. Mía tạo ra khoảng 80% sản lượng đường toàn cầu. Giá mía đã tăng với tốc độ cao hơn lạm phát trong 30 năm qua, do giá phân bón tăng bởi nhu cầu sử dụng phân bón trên toàn cầu gia tăng, và vì sự suy giảm chất lượng đất nông nghiệp. Hơn nữa, do sự gia tăng áp lực về nước, năng lượng và các tài nguyên khác, mà người ta phải tính đến việc giảm sử dụng các hóa chất tổng hợp trong nông nghiệp.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu rễ cây mía và phát triển loại vi khuẩn mới, gọi là Burkholderia australis, để thúc đẩy sự sinh trưởng của cây mía thông qua quá trình gọi là cố định đạm.
Các vi khuẩn thường được sử dụng rộng rãi trong sản xuất mía đường cũng như với các cây trồng khác, trong đó vi khuẩn giúp phân hủy chất hữu cơ trong đất để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng, hoặc biến đổi nitơ trong không khí thành hợp chất nitơ cần cho sự sinh trưởng của cây trồng (còn gọi là cố định đạm sinh học).
Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm vi khuẩn bằng cách kiểm tra khả năng sinh trưởng của vi khuẩn ở rễ cây mía và lập trình tự bộ gene để khẳng định vi khuẩn có khả năng di truyền để biến đổi nitơ thành thức ăn cho cây mía.
Các nhà khoa học cũng đang tìm kiếm vi khuẩn để phân hủy các chất thải trong sản xuất đường từ cây mía, hoặc phân gia súc để cung cấp phân bón tự nhiên tốt hơn cho sản xuất cây trồng thế hệ tiếp theo. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tiến hành thí nghiệm thực địa nhằm hỗ trợ phát triển các sản phẩm thương mại để cải thiện năng suất của cây mía, trong khi giảm nhu cầu phân bón tổng hợp.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
