Vi khuẩn nghi đến từ ngoài hành tinh trên thân trạm ISS
Một nhà du hành người Nga cho biết mẫu vi khuẩn tồn tại ở mặt ngoài thân trạm ISS có thể đến từ một nơi khác trong vũ trụ.
Các vi khuẩn sống được tìm thấy trên bề mặt Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) và chúng có thể có nguồn gốc ngoài hành tinh, theo nhà du hành vũ trụ người Nga Anton Shkaplerov. Những vi khuẩn sẽ được đưa về Trái Đất để nghiên cứu kỹ hơn sau khi kiểm tra sơ bộ trên trạm chứng minh chúng vô hại với con người, RT hôm qua đưa tin.
Trạm Vũ trụ Quốc tế trên quỹ đạo Trái Đất. (Ảnh: Reuters).
Shkaplerov, kỹ sư bay thám hiểm, sẽ thực hiện chuyến bay thứ ba lên trạm ISS vào tháng 12 cùng phi hành đoàn Expedition 54. Shkaplerov cho biết các nhà khoa học phát hiện vi khuẩn sống khi đang lấy mẫu vật trên bề mặt trạm.
"Vi khuẩn không tồn tại ở đó trong thời gian phóng mô-đun trạm ISS nhưng sau đó chúng được tìm thấy trên que bông gòn. Do đó, chúng có thể bay tới từ nơi khác trong vũ trụ và lưu lại ở mặt ngoài thân trạm", Shkaplerov nói.
Một số tổ chức vi sinh vật từ Trái Đất cũng sống sót trong môi trường chân không và nhiệt độ chênh lệch từ -150 độ C đến 150 độ C. Những vi khuẩn này vô tình xâm nhập vào không gian ngoài khí quyển trong các thí nghiệm "Test" và "Biorisk". Phi hành gia tiến hành thí nghiệm đặt những tấm đệm đặc biệt lên thân trạm và để bên ngoài trong vài năm để tìm hiểu vật liệu bị ảnh hưởng như thế nào bởi điều kiện vũ trụ.
Dấu vết của vi khuẩn có nguồn gốc từ Madagascar và sinh vật phù du từ biển Barrents từng được tìm thấy trong một thí nghiệm "Test" hồi tháng 5. Theo lý giải của các nhà khoa học, chúng bay vào vũ trụ do hiện tượng nâng ở tầng điện ly (ionosphere lift phenomenon), trong đó vật chất từ bề mặt Trái Đất dâng lên tầng khí quyển cao hơn. Sau phát hiện này, Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos cùng với các nhà khoa học khác đề xuất nâng ranh giới của tầng sinh quyển lên độ cao 400km từ mức hiện nay là 20km.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.
