Vi khuẩn ruột đỉa cho ta biết gì về việc kháng thuốc?

Một vi khuẩn được tìm thấy ở đỉa trở nên kháng thuốc chỉ sau một tiếp xúc nhỏ với kháng sinh thông thường.

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên mBio ngày 24/7, một vi khuẩn được tìm thấy ở ruột đỉa chỉ cần tiếp xúc với 0,01 microgram/ml thuốc kháng sinh ciprofloxacin là sẽ trở nên kháng với loại thuốc này. Đồng tác giả nghiên cứu Joerg Graf, một nhà sinh vật học đến từ Đại học Connecticut ở Storrs cho biết, liều lượng đó ít hơn lượng kháng sinh được cho là gây ra sự kháng thuốc ở loại vi khuẩn này 400 lần.

Những con đỉa nhất định được chấp nhận dùng cho mục đích y khoa bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ để giúp bệnh nhân lành bệnh từ phẫu thuật phục hồi. Những sinh vật nhầy nhụa này hút máu và tiết ra chất chống đông, hỗ trợ sự phát triển của mô.

Vi khuẩn ruột đỉa cho ta biết gì về việc kháng thuốc?
Chỉ tiếp xúc một lượng nhỏ thuốc kháng sinh ciprofloxacin là vi khuẩn ruột đỉa trở nên kháng với loại thuốc này.

Đầu những năm 2000, các nhà nghiên cứu để ý thấy có một sự gia tăng nhỏ các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh ở những bệnh nhân này gây ra bởi vi khuẩn Aeromononas, được tìm thấy ở Hirudo Verbana, một loài đỉa được dùng làm thuốc. Các nhà khoa học đã phân tích các chất trong ruột đỉa bằng phương pháp khối phổ, và tìm ra vi khuẩn kháng thuốc cũng như các lượng nhỏ ciprofloxacin và enrofloxacin, một loại thuốc kháng sinh thú y được sử dụng ở các trang trại gia cầm. Các nhà nghiên cứu cho hay lũ đỉa có lẽ đã được tiếp xúc với những kháng sinh này qua máu gia cầm được dùng làm thức ăn ở các trại nuôi đỉa.

Graf gợi ý các nông dân nuôi đỉa nên loại bỏ ciprofloxacin và các kháng sinh khác khỏi các hoạt động của họ. Nhưng Aeromonas cũng được tìm thấy trong môi trường nước ngọt. Ông cho biết: “Rất đáng lo ngại vì những lượng nhỏ kháng sinh cũng được phát hiện trong môi trường”.

Chưa rõ liệu một mình Aeromonas có mức kháng thuốc thấp này, hay liệu các vi khuẩn khác cũng có thể trở nên kháng thuốc ở mức thấp hơn hay không. Nếu vậy, điều đó có thể gây rắc rối cho những nỗ lực toàn cầu nhằm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm kháng thuốc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện chủng virus Ebola mới tại Sierra Leone

Phát hiện chủng virus Ebola mới tại Sierra Leone

Hãng tin AFP (Pháp) dẫn nguồn tin từ Chính phủ Sierra Leone cho biết các nhà nghiên cứu vừa phát hiện chủng virus Ebola mới trên các cá thể dơi tại nước này.

Đăng ngày: 28/07/2018
Chiêm ngưỡng khoảnh khắc cây ăn thịt sử dụng “ngón tay quỷ” tóm gọn con mồi

Chiêm ngưỡng khoảnh khắc cây ăn thịt sử dụng “ngón tay quỷ” tóm gọn con mồi

Dù phải chôn chân một chỗ và không thể di chuyển linh hoạt như động vật nhưng không ít loài cây lại là “kẻ săn mồi” đáng gờm, trong thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 25/07/2018
Vi khuẩn vô hại trong ruột biến thành dạng ăn thịt người, giết chết 5 bệnh nhân Trung Quốc

Vi khuẩn vô hại trong ruột biến thành dạng ăn thịt người, giết chết 5 bệnh nhân Trung Quốc

Đường ruột của bạn là ngôi nhà cho hàng tỷ vi khuẩn, lợi có hại có. Một trong số những loài vi khuẩn khá lành tính sống trong ruột là Klebsiella pneumoniae.

Đăng ngày: 25/07/2018
Những loài rết lớn nhất trên Trái đất

Những loài rết lớn nhất trên Trái đất

Rết khổng lồ Việt Nam là một trong số những loài rết lớn nhất còn tồn tại trên thế giới với chiều dài trung bình khoảng 20cm.

Đăng ngày: 24/07/2018
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News