Vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập qua thực phẩm nguy hiểm thế nào?

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tụ cầu (Staphylococcus) là một chủng vi khuẩn có mặt ở nhiều nơi trong môi trường tự nhiên, phổ biến nhất là tụ cầu vàng.

Ở điều kiện bình thường chúng không gây bệnh, nhưng khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể, thông qua các vết thương trên da, đường hô hấp, tiêu hóa… chúng có thể gây ra các nhiễm trùng rất nghiêm trọng như: Chốc lở, viêm mô tế bào trên da; viêm tủy xương, viêm phổi, thậm chí khi chúng xâm nhập vào máu có thể bị nhiễm khuẩn huyết gây sốc hay suy đa phủ tạng và dẫn tới tử vong.

Mọi người đều có thể bị ngộ độc khi ăn phải những thức ăn bị nhiễm tụ cầu vàng. Những thực phẩm dễ bị nhiễm tụ cầu vàng nhất là: Trứng, thịt gia súc, gia cầm, salad (có trứng, cá ngừ, thịt gà, khoai tây, mỳ ống), các loại bánh nướng có kem, các sản phẩm từ sữa…

Nguồn lây nhiễm tụ cầu vàng có thể do dụng cụ nấu nướng, chế biến thực phẩm không bảo đảm vệ sinh hay do quá trình lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm kém chất lượng.

Vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập qua thực phẩm nguy hiểm thế nào?
Mọi người đều có thể bị ngộ độc khi ăn phải những thức ăn bị nhiễm tụ cầu vàng.

Triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

  • Nôn mửa dữ dội do vi khuẩn giải phóng độc tố vào trong thực phẩm khiến người bệnh bị nhiễm độc.
  • Bệnh nhân có thể bị sốt.
  • Trường hợp nặng có thể bị tiêu chảy, choáng váng.

Cách phòng nhiễm khuẩn tụ cầu vàng

Hiện chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng các bệnh do tụ cầu vàng gây ra. Tuy nhiên người dân có thể áp dụng những biện pháp sau đây để phòng tránh lây lan vi khuẩn:

  • Khi bị nhiễm khuẩn trên da cần bao phủ vùng da đó bằng băng gạc sạch, khô. Giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay theo hướng dẫn, tránh tiếp xúc gần với người mắc bênh, cần làm sạch các vết xước, vết cắt và vết thương trên da để giảm thiểu nguy cơ tụ cầu vàng xâm nhập qua những vết thương hở này.

Cần tuân theo những quy tắc sơ chế và chế biện thực phẩm an toàn để phòng nguy cơ ngộ độc do tụ cầu gây ra.

  • Rửa tay kỹ với xà phòng và nước trước khi chế biến thực phẩm.
  • Nếu có vết thương, nhiễm trùng da, hay nhiễm trùng tại mắt, mũi, không nên chuẩn bị thức ăn cho người khác.
  • Làm sạch và tiệt trùng nhà bếp và khu vực ăn uống.

Khi nấu, đảm bảo nhiệt độ cao trên 60 độ C và bảo quản thực phẩm lạnh dưới 4 độ C.

Những thực phẩm cần giữ lạnh cần được đưa vào tủ lạnh càng sớm càng tốt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ong bắp cày to kinh dị đoạt mạng chuột trong chưa đầy một phút

Ong bắp cày to kinh dị đoạt mạng chuột trong chưa đầy một phút

Con ong to lớn quyết chiến với chuột, khiến đối phương tử vong chỉ chưa đầy một phút.

Đăng ngày: 09/10/2018
Các nhà khoa học đã khám phá ra lợi ích bất ngờ của nho

Các nhà khoa học đã khám phá ra lợi ích bất ngờ của nho

Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Geneva đã phát hiện ra rằng hợp chất phenol resveratrol chứa trong nho có các đặc tính hữu ích để chống ung thư phổi.

Đăng ngày: 09/10/2018
Tìm thấy rết khổng lồ lớn nhất thế giới, biết đứng như hổ mang chúa

Tìm thấy rết khổng lồ lớn nhất thế giới, biết đứng như hổ mang chúa

Theo Daily Star, Clayton Cambra đã kể lại khoảnh khắc ông tìm thấy con rết khổng lồ gần nhà ở Honokaa, Hawaii, Mỹ.

Đăng ngày: 09/10/2018
Di dời tổ ong mật 35.000 con trong tường nhà dân Mỹ

Di dời tổ ong mật 35.000 con trong tường nhà dân Mỹ

Chuyên gia dỡ tổ ong nhận định chiếc tổ rộng gần một mét và cao 1,5 mét phát triển suốt gần hai năm trong tường gạch.

Đăng ngày: 09/10/2018
Chắc chắn 9/10 người sẽ lầm khi chỉ nhìn bề ngoài loại trái cây này!

Chắc chắn 9/10 người sẽ lầm khi chỉ nhìn bề ngoài loại trái cây này!

Xin thề, nhìn quả này không ai mà nghĩ đây là kiwi đâu!

Đăng ngày: 08/10/2018
Tạo ra giống cà chua mới nhờ cây dại

Tạo ra giống cà chua mới nhờ cây dại

Kỹ thuật mới này có thể cho phép các nhà khoa học kết hợp sự đa dạng di truyền của thực vật hoang dã với những phẩm chất di truyền được xác định bởi các thế hệ nhân giống.

Đăng ngày: 08/10/2018
Khoa học Việt nhân giống cây rừng quý trị bệnh ung thư gan

Khoa học Việt nhân giống cây rừng quý trị bệnh ung thư gan

Cây mán đỉa có nhiều trong các khu rừng tự nhiên khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Từ xưa cây vốn chỉ được xem là loại cây có giá trị kinh tế thấp, giá trị dược liệu quý chưa được quan tâm.

Đăng ngày: 08/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News