Vi Kim Ngọc: Người phụ nữ tài hoa đam mê vẽ muỗi

Là người có khả năng vẽ và vẽ đẹp, lại am hiểu kiến thức, những yêu cầu về chuyên môn, nên các bức vẽ của bà vừa đảm bảo chính xác về mặt chuyên môn, vừa mang tính nghệ thuật hội họa.

Giấc mơ thành nhà nghiên cứu

Bà Vi Kim Ngọc vốn là "tiểu thư lá ngọc cành vàng", bà là con gái của Tổng đốc Vi Văn Định, một gia đình khá giả bậc nhất miền Bắc thời bấy giờ. Không chỉ nổi tiếng về nhan sắc, bà còn là một người thông minh, ham mê học hỏi. Sau khi kết hôn với GS Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đầu tiên của Việt Nam, bà kiên trì theo đuổi giấc mơ trở thành nhà nghiên cứu. Bà theo học khóa đào tạo chuyên ngành Ký sinh trùng học của trường Đại học Y Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, bà được giữ lại làm việc tại trường làm kỹ thuật viên.

Vi Kim Ngọc: Người phụ nữ tài hoa đam mê vẽ muỗi
Bà Vi Kim Ngọc.

Ngoài công việc hướng dẫn thực hành tại Bộ môn Ký sinh trùng, bà còn là người phụ nữ khéo léo tài hoa. Trong quá trình công tác, việc vẽ các loại muỗi làm công cụ minh họa cho bài giảng là một trong những công việc chính của bà Ngọc. Bởi lẽ, trước hết bà là người có khả năng vẽ và vẽ đẹp, lại am hiểu kiến thức, những yêu cầu về chuyên môn, nên các bức vẽ của bà vừa đảm bảo chính xác về mặt chuyên môn, vừa mang tính nghệ thuật hội họa. Một số hình vẽ đã được sử dụng trong sách giáo khoa.

Bộ môn Ký sinh trùng được chia thành nhiều phân môn (Giun sán; Nấm; Các loại đơn bào; Sốt rét; Côn trùng – tiết túc), trong đó phân môn côn trùng - tiết túc được đánh giá là khó nhất, bởi nó yêu cầu sự quan sát tỉ mỉ, chi tiết và thể hiện độ chính xác cao. Bà Ngọc được GS Đặng Văn Ngữ, Trưởng Bộ môn Kí sinh trùng, giao đảm nhiệm toàn bộ mảng kỹ thuật của nhóm Côn trùng - Tiết túc.

Theo GS Phạm Huy Dũng (nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Y tế), một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao trong các buổi thực hành do bà Vi Kim Ngọc hướng dẫn là bà luôn kết nối từ tiêu bản thực hành với những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Với những tiêu bản thực hành, bà Ngọc đã dẫn dắt sinh viên nhớ lại lý thuyết mà thầy đã dạy trên lớp và những điều thầy đã giảng khi thực hành.

Ông lấy ví dụ như khi làm tiêu bản về muỗi Anôphen, bình thường chỉ làm tiêu bản, định loại tên, phân loại râu, thân… Nhưng ngoài những công việc cơ bản đó, bà Ngọc thường trao đổi thêm những nơi muỗi thường trú ngụ, cách sinh sản và tác hại của muỗi gây ra đối với đời sống con người.

Thời kỳ đó, giáo viên thường sử dụng các bức vẽ của bà Ngọc chia theo nhóm cho các sinh viên lần lượt quan sát và thảo luận. Hoặc các bức vẽ được phóng to để treo lên bảng minh họa cho bài giảng. Hầu như các buổi thực hành về muỗi đều phải sử dụng đến những bức vẽ này. PGS.TS Phạm Văn Thân đã từng được bà Vi Kim Ngọc hướng dẫn cách vẽ tranh, cách chia tỉ lệ trên giấy vẽ, cách phối màu sao cho hài hòa. Ông Thân cho biết: "Các bức vẽ của bác Ngọc tỉ mẩn đến mức chúng tôi sốt ruột không thể làm được. Chúng tôi chỉ vẽ mô tả chung về con muỗi chứ không vẽ tỉ mẩn chi tiết như bác Ngọc được".

Người khởi tạo từ điển hình ảnh về muỗi

Để hoàn thành nhiệm vụ phụ trách mảng kỹ thuật nhóm Côn trùng - Tiết túc, bà Ngọc phải lên kế hoạch bắt muỗi để tiến hành làm các tiêu bản và vẽ phóng to các loại côn trùng. Để hoàn thiện một bức vẽ về muỗi, phải qua rất nhiều công đoạn, từ khâu chuẩn bị như xây dựng kế hoạch nghiên cứu, xác định đối tượng, tìm hiểu về đặc điểm, hình dáng, cũng như đời sống sinh hoạt của loại muỗi cần bắt. Tiếp đến là việc bắt muỗi ở các địa phương khác nhau.

Bộ môn phải tổ chức thành kíp bắt muỗi, bà Ngọc có thể đi cùng sinh viên, hoặc đi cùng cán bộ kỹ thuật. Mỗi kíp sẽ có một người ở vị trí làm mồi cho muỗi, còn một người làm nhiệm vụ bắt muỗi. Người làm mồi phải chịu thiệt thòi để muỗi đốt sâu, ngứa nhưng không dám cử động vì sợ muỗi bay mất. Thậm chí, có những loại côn trùng sống trong chuồng trâu, chuồng bò, chuồng lợn… bà Ngọc cùng đồng nghiệp cũng phải tự đi bắt. 

Vi Kim Ngọc: Người phụ nữ tài hoa đam mê vẽ muỗi
Muỗi Culese số 109 (muỗi đực) bắt ở Hữu Lũng, Lạng Sơn được kỹ thuật viên Vi Kim Ngọc vẽ tháng 7-1963.

Việc định loại muỗi phải được tiến hành trong vòng 24h. Để đảm bảo vẽ chính xác, bà Ngọc phải sử dụng kính hiển vi trong quá trình vẽ, giấy vẽ được chia ô bằng bút chì. Các loại bút vẽ, bút chì phải là loại có ngòi nhỏ, thanh. Màu sắc cũng được bà chú ý lựa chọn để vừa chính xác về mặt khoa học vừa đảm bảo đẹp về mặt hình thức. Thông thường, để hoàn thiện một bức vẽ, bà Vi Kim Ngọc tập trung khoảng 1-2 tuần. Quan sát kỹ các bức vẽ sẽ thấy sự cẩn thận, tỉ mỉ của từng nét bút, với sự thể hiện rất sống động giống như chụp lại.

Có lẽ, công đoạn mất nhiều thời gian nhất là việc tô màu cho từng chi tiết nhỏ trên mỗi bức vẽ. Mỗi loại muỗi như muỗi Aedes, Culese, Mansonia, Anophen… được bà Ngọc hoàn thiện, bộ sưu tập giống như một cuốn từ điển hình ảnh. Mỗi khi muỗi được bắt về, có thể soi muỗi trên kính hiển vi và so sánh với các bức vẽ để định loại muỗi.

PGS.TS Phạm Văn Thân (nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng, trường Đại học Y Hà Nội) một trong những học trò của bà nhớ lại: "Ngày xưa bác Ngọc vẽ muỗi cầu kỳ lắm chứ không đơn giản như bây giờ. Do phải hoàn thiện bức vẽ trong thời gian dài, cuộn lại mở ra nhiều lần nên khâu chuẩn bị phải cẩn thận. Đặc biêt là các bức vẽ trên khổ giấy lớn, bác Ngọc thường dán giấy lên tấm vải màn đã được quét hồ, làm như vậy bức vẽ sẽ không bị nhàu nát, sử dụng được lâu hơn. Có những bức vẽ được di chuyển nhiều trong các chuyến công tác, thậm chí sử dụng giảng dạy trong những lần đi sơ tán nhưng vẫn không bị rách . Để vẽ được ra những hình ảnh đầy sinh động đó, không phải người nào cũng làm được. Nó đòi hỏi người vẽ cần am hiểu chuyên môn, có đôi tay họa sĩ và sự kiên trì. Các bức vẽ phải đảm bảo độ chính xác đến từng đốm đen trên lưng muỗi, độ dài của chân, màu sắc từng bộ phận...".

Theo PGS.TS Phạm Văn Thân thì các bản vẽ của bà Vi Kim Ngọc không chỉ là những bức vẽ đơn thuần mà còn ẩn chứa tâm hồn của một nhà chuyên môn đầy tâm huyết. Đó cũng lý do để những bức vẽ luôn được trân trọng và lưu giữ suốt thời gian qua. Đây còn là những tài liệu chuyên môn, được ông và cán bộ Bộ môn sử dụng liên tục trong suốt quá trình công tác.  

Mỗi bức vẽ hoàn chỉnh kỹ thuật viên Vi Kim Ngọc đều ghi phụ đề chi tiết: tên loại muỗi, giới tính, địa điểm và thời gian bắt muỗi, thời gian vẽ muỗi. Theo PGS.TS Phạm Văn Thân, việc dùng các bức vẽ minh họa sẽ khiến bài học sinh động, giúp sinh viên trực quan sinh động hơn trong các giờ thực hành, đồng thời bảo quản được thời gian lâu dài. 

Vi Kim Ngọc: Người phụ nữ tài hoa đam mê vẽ muỗi
Kỹ thuật viên Vi Kim Ngọc (tóc ngắn) bên kính hiển vi năm 1967.

Bộ sưu tập các bức vẽ về muỗi của bà Vi Kim Ngọc gồm 44 bức vẽ muỗi, kèm theo 3 bản chép tay về đặc điểm, cấu trúc của từng loại muỗi. Các bức vẽ được kỹ thuật viên Vi Kim Ngọc vẽ trên chất liệu giấy bìa cứng và được cắt thành khổ A4. Mỗi bức vẽ được bọc cẩn thận bởi một tờ giấy A3 gập đôi. Tất cả được kẹp trong bìa màu xanh, mặt bìa có dòng chữ "Hình thể bên ngoài" do bà Vi Kim Ngọc viết. Trải 50 năm, những tấm bìa đã bị rách rìa, quăn góc; các bức vẽ đã ngả màu nhưng vẫn giữ nguyên được độ sắc nét, tinh tế.

Đến nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các bức vẽ của bà Vi Kim Ngọc tuy không được sinh viên sử dụng trong các giờ thực hành nữa nhưng đó là những tài sản quý mang dấu ấn một giai đoạn lịch sử trong công tác đào tạo, giảng dạy của Bộ môn Ký sinh trùng nói riêng, của trường Đại học Y Hà Nội nói chung.

Hiện bộ sưu tập các bức vẽ về muỗi mà bà Vi Kim Ngọc vẽ từ năm 1963 đã được trao tặng cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam. PGS.TS Phạm Văn Thân - người học trò thân cận với bà trong suốt quá trình công tác, mong muốn số tài liệu này được lưu giữ, bảo quản tốt và phát huy được giá trị khoa học của nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cô bé 8 tuổi sở hữu IQ cao hơn Einstein vào đại học

Cô bé 8 tuổi sở hữu IQ cao hơn Einstein vào đại học

Khi 4 tuổi, thần đồng Mexico đạt IQ 162. 8 tuổi, em theo học hai ngành tại đại học, xuất bản sách và nghiên cứu thiết bị hỗ trợ trẻ tự kỷ.

Đăng ngày: 13/03/2020
4 đóng góp để đời của

4 đóng góp để đời của "nữ anh hùng thầm lặng" ở NASA

Nữ toán học lỗi lạc Katherine Johnson của Mỹ đã qua đời ngày 24-2-2020, hưởng thọ 101 tuổi. Công việc thầm lặng của bà ít được chú ý cho đến khi bà được trao tặng Huân chương của tổng thống.

Đăng ngày: 01/03/2020
Không có người phụ nữ này, Trung Quốc có thể đã thua trong cuộc đua máy tính

Không có người phụ nữ này, Trung Quốc có thể đã thua trong cuộc đua máy tính

Từng bị cô lập với thế giới, Trung Quốc đã vươn lên trở thành quốc gia dẫn đầu trong ngành công nghiệp sản xuất máy tính nhờ đóng góp to lớn của người phụ nữ này.

Đăng ngày: 01/03/2020
Nhà khoa học

Nhà khoa học "điên" tử nạn vì tên lửa tự chế

Mike Hughes, nhà khoa học muốn chứng minh Trái Đất phẳng, qua đời ở tuổi 64 trong tai nạn tên lửa hôm 22/2 ở Barstow, California.

Đăng ngày: 25/02/2020
Khi Steve Jobs qua đời ở tuổi 56, bộ não của ông mới chỉ 27 tuổi

Khi Steve Jobs qua đời ở tuổi 56, bộ não của ông mới chỉ 27 tuổi

Steve Jobs có một phương pháp đã được chứng minh là có thể đảo ngược quá trình lão hóa của bộ não.

Đăng ngày: 20/02/2020
Những nhà khoa học nổi tiếng sinh năm con chuột

Những nhà khoa học nổi tiếng sinh năm con chuột

Bác sĩ tìm ra hội chứng Down, "cha đẻ" lốp xe hiện đại, người sáng chế xe lửa chạy trên 1 ray… đều là những người sinh năm con chuột.

Đăng ngày: 09/02/2020
Bác sĩ

Bác sĩ "đi trước thời đại" Wu Lien-teh - người ngăn chặn đại dịch viêm phổi cách đây hơn 1 thế kỷ

Trong giai đoạn còn chưa có thuốc kháng sinh, vị lương y họ Wu vẫn có những biện pháp tiến bộ, đi trước thời đại để ngăn chặn một dịch bệnh đã khiến 60.000 người tử vong.

Đăng ngày: 07/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News