Vì sao 76% người giàu có là người hướng nội?
Theo nghiên cứu khoa học, người hướng nội dễ thành đại sự hơn.
Nếu quan sát kỹ quỹ đạo cuộc đời của những người thành công xung quanh mình, không khó để nhận ra rằng hầu hết trong số họ ít nhiều đều từng dành một khoảng thời gian ở một mình.
Là một nhà tư vấn, tôi may mắn khi được quen biết rất nhiều người, và cũng may mắn nhìn thấy bộ mặt thật đằng sau vô số chiếc mặt nạ.
Sự nghiệp của tôi luôn khiến tôi vô thức quan sát từng người mình gặp trong cuộc sống, thành tích và tính cách của họ, khi nghiên cứu sâu, tôi bất ngờ nhận ra những mặt bất ngờ…
01
Cách đây không lâu, tôi có một cuộc trò chuyện với một người bạn lâu năm không gặp.
Chàng trai ít nói năm nào giờ đây trở nên phong độ, lịch thiệp và dễ gần trong cách trò chuyện, logic tỉnh táo và khá mang phong thái của một nhà lãnh đạo.
Hỏi ra mới biết năm ngoái cậu ấy đã được thăng chức giám đốc cấp cao của một công ty niêm yết, sự nghiệp thuận lợi.
Trên đường về nhà, tôi không khỏi nghĩ đến cậu ấy, một người từng sống vô cùng nội tâm, hình bóng đó giờ đã không còn nữa.
Khi đó, rất nhiều bạn cùng lớp thậm chí còn hay trêu cậu ấy mắc chứng tự kỷ, không muốn chơi cùng, nhưng nếu hôm nay gặp lại, ai sẽ là anh hùng? Vừa nhìn đã có thể nhận ra.
Về đến nhà, tôi nhớ lại một bài báo mình từng đọc được, 76% người thành công trên thế giới là người hướng nội, ít nói, chẳng hạn như nhà vật lý thiên tài Einstein hay thánh đầu tư chứng khoán Warren Buffett.
Tính hướng nội tỷ lệ thuận với trí tuệ cảm xúc và độ chính xác của việc suy luận. (Ảnh minh họa).
Trong một nghiên cứu tâm lý năm 2018 của Đại học Yale, người ta cũng nhận thấy rằng, tính hướng nội tỷ lệ thuận với trí tuệ cảm xúc và độ chính xác của việc suy luận các hiện tượng tâm lý xã hội.
Những câu hỏi dần xuất hiện, liệu có phải người hướng nội dễ thành công hơn?
02
Nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sỹ, Carl Jung chính là người chia tính cách con người thành người hướng ngoại và người hướng nội.
Hai tính cách này tương ứng với hai kiểu người trong cuộc sống: người sôi nổi, vui vẻ và người ít nói.
Không có sự so sánh trực tiếp giữa hai tính cách, ví dụ như thời thơ ấu, nếu một đứa trẻ đặc biệt im lặng, giáo viên sẽ khuyến khích trẻ nói nhiều hơn và dũng cảm hơn, trong khi đối với một đứa trẻ đặc biệt hướng ngoại, giáo viên sẽ nghiêm khắc kiềm chế trẻ.
Khó có thể đánh giá tính cách nào là tốt nhất.
Cả hai tính cách chỉ có thể được nhìn nhận dựa trên nguyên tắc phân tích cụ thể các vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm chuyên môn và kinh nghiệm sống của bản thân, người hướng nội "không hề đơn giản".
Trước hết, tại sao một người lại trở nên sống nội tâm, loại trừ nguyên nhân bệnh tật, lý do thường là:
Đầu tiên, cảm thấy xa lạ với môi trường hiện tại và không biết phải làm gì, vì vậy chỉ im lặng và dành thời gian trong trạng thái thẫn thờ.
Thứ hai, họ được giáo dục nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa, họ hiểu rằng nói quá nhiều sẽ dẫn đến sai lầm. Đối với họ, việc lắng nghe quan trọng hơn việc bày tỏ. Thông qua quan sát và suy nghĩ, nhìn nhận tình hình tổng thể và cuối cùng đưa ra quyết định sáng suốt.
Đó cũng là lý do vì sao thời sinh viên, khi lớp gặp khó khăn nào đó, luôn có một "anh hùng" ít nói sẵn sàng đứng ra giúp đỡ và giải quyết vấn đề một cách dễ dàng.
Điều tương tự cũng đúng với Steve Jobs, người sáng lập Apple, theo cuốn tự truyện của mình, có thể thấy ông là một người khá hướng nội và có một thế giới tinh thần phong phú.
Đó là lý do tại sao ông có thể thoải mái phát biểu trong buổi họp báo và thu hút người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới.
Tới đây, chúng ta có thể suy luận rằng, những người không nói nhiều thực ra không hẳn là thiếu kỹ năng xã hội.
Chỉ đơn giản là vì họ không muốn bắt đầu những cuộc trao đổi vô nghĩa.
03
Người không nói nhiều thực ra không hẳn là thiếu kỹ năng xã hội. (Ảnh minh họa).
Nói về tính cách hướng ngoại, trong cuộc đời mỗi người sẽ luôn gặp rất nhiều người hướng ngoại, họ tự hào về tài hùng biện của mình và có thể kết bạn với bất kỳ ai, sự năng nổ chính là miêu tả thích hợp nhất dành cho họ.
Nhưng nếu bạn duy trì mối quan hệ lâu dài với một người hướng ngoại, bạn có thể nhận thấy rằng khi gặp phải thời điểm tồi tệ trong cuộc đời, khả năng chịu đựng của họ kém hơn nhiều so với vẻ ngoài của họ.
Nhà tâm lý học nhân cách người Anh, Hans Eysenck từng đề xuất "lý thuyết đánh thức". Nội dung chính của nó là: "So với người nói nhiều, người nói ít có khả năng nhận diện và sàng lọc thông tin chính xác hơn".
Nói cách khác, khi bạn cố gắng giao tiếp với một người hướng nội và nhận được kết quả không tốt, rất có thể đối phương sớm đã nhìn ra rằng những gì bạn sắp nói tiếp theo đều là vô nghĩa.
Sự thật luôn phũ phàng, nhưng nếu điều này xảy ra với bạn, mong bạn cũng đừng quá để tâm.
Cuối cùng, tại sao bạn không nghĩ xem tại sao hơn 70% người thành công trên thế giới lại là người hướng nội?
Đó là bởi lẽ khi những người bình thường ngồi đó than phiền về hoàn cảnh xung quanh, nhưng vẫn không có dấu hiệu hành động để thay đổi, chỉ ngày ngày ngồi đó lướt mạng xã hội, thì những người thường bị coi là "tự kỷ" trong mắt người khác đã kìm nén cái gọi là ham muốn thể hiện của mình, dành nhiều thời gian hơn để hướng vào trong, để nâng cao bản thân, và chính vì vậy, khi đưa ra các quyết định, họ là những người sáng suốt nhất, đồng thời tìm ra góc độ tối đa hóa lợi ích.