Vì sao Alexander Đại đế cả đời không xâm chiếm thành Rome?
Alexander Đại đế đã chinh phục được nhiều vùng lãnh thổ trù phú, giàu có như Ba Tư, Ai Cập... Thế nhưng, vị hoàng đế Macedonia vĩ đại này lại không xâm chiếm thành Rome của đế chế La Mã. Vì sao lại vậy?
Được biết đến là một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất thế giới, Alexander đại chế - vua của vương quốc Macedonia đã thực hiện nhiều cuộc chinh phạt thành công góp phần mở rộng lãnh thổ.
Theo các sử gia, Alexander Đại chế đã dẫn quân chinh phục được vùng đất rộng tới 5 triệu km2, trải dài trên 3 châu lục gồm: châu Âu, châu Phi, châu Á và thành lập hơn 70 thành phố. Một số cường quốc hùng mạnh thời đó như Ba Tư, Ai Cập... đã bị Alexander đại chế xâm chiếm.
Từ đây, nhiều người tò mò vì sao Alexander Đại đế lại bỏ qua đế chế La Mã, không tấn công, chiếm đóng thành Rome? Trước câu hỏi này, giới nghiên cứu đã tìm kiếm các sử liệu, ghi chép nhằm làm sáng tỏ bí ẩn trên.
Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng, Alexander Đại đế không chinh phục Rome và toàn bộ đế chế La Mã là vì ông không sống thọ.
Alexander Đại đế không xâm chiếm thành Rome vì ông chết quá trẻ.
Sinh năm 356 trước Công nguyên, Alexander Đại đế trị vì đất nước từ năm 336 trước Công nguyên cho đến khi qua đời vào năm 323 trước Công nguyên. Nhà cầm quân vĩ đại này tử vong vì bệnh sốt rét khi ở Babylon. Lúc đó, ông 33 tuổi. Các nhà nghiên cứu đã tìm được một số ghi chép cho thấy khi còn sống, Alexander Đại đế đang lên kế hoạch cho một chiến dịch quân sự ở phương Tây bao gồm việc chinh phục các vùng lãnh thổ ở Italy và các địa điểm khác dọc Địa Trung Hải ngày nay. Điều này có nghĩa nhà vua của vương quốc Macedonia đã "để mắt" tới đế chế La Mã, bao gồm thành Rome.
Theo nhà sử học La Mã Quintus Curtius Rufus, sống vào thế kỷ 1 sau Công nguyên, nếu Alexander Đại đế không chết trẻ vào năm 33 tuổi và sống thọ hơn thì nhà cầm quân xuất chúng này sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc chinh phạt thành công khác.
Đế chế La Mã sẽ khó có thể chống lại cuộc tấn công của đội quân thiện chiến do Alexander Đại đế chỉ huy. Khi ấy, đế chế do Alexander Đại đế kiểm soát sẽ mở rộng tới tận eo biển Gibraltar ngày nay. Để thực hiện tham vọng thống trị thế giới, Alexander Đại đế lên kế hoạch đóng 700 tàu chiến.
Đối với người dân thành Rome nói riêng và đế chế La Mã nói chung, việc Alexander Đại đế qua đời khi 33 tuổi đã giúp họ tránh được một cuộc chiến tranh đẫm máu cũng như kết cục bị thôn tính như Ba Tư, Ai Cập...

Vì sao người nông dân trồng dưa hấu là đặt hòn đá lên trên mình quả dưa?
5 lý giải khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí cả chuyên gia nông nghiệp cũng phải gật gù tán thưởng

Vì sao Lạc Sơn Đại Phật có thể an tọa yên bình suốt hơn 1.300 năm mà không bị sụp đổ?
Đại Phật Lạc Sơn là kỳ quan kiến trúc nhân loại. Thắng địa du lịch nổi tiếng này mỗi năm thu hút không dưới 2,5 triệu du khách đến chiêm ngưỡng.

Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người?
Nhà bác học Albert Einstein đã từng khẳng định: Nếu loài ong tuyệt chủng, có thể nhân loại chỉ tồn tại được thêm bốn năm nữa mà thôi! Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người tới mức ấy?

Tại sao người xưa thà chết trong chiến trận còn hơn chạy trốn?
Người xưa thà chết trong chiến trận còn hơn chạy trốn hóa ra là do một lý do đơn giản nhưng rất tàn khốc.

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?
Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?
Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như là một việc bất khả thi đối với người bình thường.
