Vì sao các hành tinh trong Hệ Mặt trời quay trên cùng một mặt phẳng?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải "du hành" đến thời kỳ đầu của Hệ Mặt trời, khoảng 4,5 tỷ năm trước.
Nader Haghighipour, nhà thiên văn học tại Đại học Hawaii (Mỹ), cho biết, khi đó Hệ Mặt trời chỉ là một đám mây bụi và khí khổng lồ xoay tròn.
Đám mây khổng lồ đó có chiều ngang 12.000 đơn vị thiên văn (AU), 1 AU là khoảng cách trung bình giữa Trái đất và Mặt trời, tương đương khoảng 150 triệu km. Đám mây trở nên lớn đến mức mặc dù chỉ chứa đầy bụi và các phân tử khí, nhưng bắt đầu sụp đổ và co lại dưới khối lượng của chính nó. Khi đám mây bụi và khí quay tròn sụp đổ, nó cũng bắt đầu san phẳng.
Hình ảnh minh họa cho thấy các hành tinh quay quanh Mặt trời (từ trong ra ngoài): Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương (Ảnh: Getty Images).
Theo các nhà khoa học, để dễ hiểu, bạn có thể tưởng tượng một người thợ làm bánh pizza ném một phiến bột đang quay vào không khí. Khi nó quay, bột nở ra nhưng ngày càng trở nên mỏng và phẳng. Đó là những gì đã xảy ra với Hệ Mặt trời từ rất sớm.
Trong khi đó, ở trung tâm của đám mây luôn phẳng này, tất cả các phân tử khí bị ép lại với nhau rất nhiều và nóng lên. Dưới sức nóng và áp suất khổng lồ, các nguyên tử hydro và heli hợp nhất khởi động một phản ứng hạt nhân kéo dài hàng tỷ năm dưới dạng một ngôi sao con chính là Mặt trời. 50 triệu năm tiếp theo, Mặt trời tiếp tục phát triển, thu thập khí và bụi từ môi trường xung quanh tạo ra các đợt bức xạ cùng nhiệt độ cao. Cứ như vậy, Mặt trời đã dọn sạch một không gian trống xung quanh nó.
Khi Mặt trời phát triển, đám mây tiếp tục sụp đổ, tạo thành một cái đĩa xung quanh ngôi sao trở nên phẳng hơn đồng thời mở rộng và nở ra theo Mặt trời ở tâm.
Cuối cùng, đám mây trở thành một cấu trúc phẳng được gọi là đĩa tiền hành tinh, quay quanh ngôi sao trẻ.
Haghighipour cho biết, đĩa này trải dài hàng trăm AU và chỉ dày bằng một phần mười khoảng cách đó.
Trong hàng chục triệu năm sau đó, các hạt bụi trong đĩa tiền hành tinh nhẹ nhàng quay xung quanh, thỉnh thoảng đập vào nhau. Một số thậm chí còn bị dính vào nhau.
Cuối cùng, hầu hết vật chất trong đĩa tiền hành tinh bị dính vào nhau để tạo thành những vật thể khổng lồ. Một số vật thể đó lớn đến mức lực hấp dẫn đã định hình chúng thành các hành tinh hình cầu, hành tinh lùn và Mặt trăng.
Trong khi các vật thể khác trở nên có hình dạng bất thường, như tiểu hành tinh, sao chổi và một số Mặt trăng nhỏ.
Mặc dù có những kích thước khác nhau, chúng ít nhiều vẫn ở trên cùng một mặt phẳng, nơi khởi nguồn "vật liệu xây dựng" từ khởi đầu. Đó là lý do tại sao, ngay cả ngày nay, 8 hành tinh của Hệ Mặt trời và các thiên thể khác quay quanh cùng một mức độ như nhau.

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?
Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?
Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?
Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?
Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Tại sao nước biển lại mặn?
Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".
