Vì sao cái nút "hoãn báo thức" (Snooze) thực sự là một tối kiến?

Nhiều người trong chúng ta có thói quen bấm vào nút Snooze - "hoãn báo thức" để kéo dài giấc mộng, nhưng điều này không hề tốt cho sức khỏe.

Có lẽ nhiều người đã từng trải qua hoàn cảnh này: Đêm hôm trước hồ hởi đặt báo thức, còn sáng hôm sau thì.... bấm liên tục vào nút Snooze - còn gọi là nút "hoãn", hoặc "báo lại" - nhằm kéo dài thêm những giấc mộng vàng thêm một vài phút.

Vì sao cái nút hoãn báo thức (Snooze) thực sự là một tối kiến?
Cái nút Snooze không hề tốt cho bạn.

Đúng là cảm giác được ngủ thêm mấy phút dưới chăn ấm thực sự... sướng khó tả. Tuy nhiên theo giáo sư Timothy Morgenthaler thuộc khoa Y học viện American, cái nút đó không hề tốt cho bạn.

Đầu tiên, cần biết rằng việc phải bấm vào nút "báo thức lại" cho thấy một điều rằng bạn chưa sẵn sàng để thức dậy, tức là bạn ngủ chưa đủ.

Một người trưởng thành cần ngủ khoảng 7 - 8 tiếng mỗi ngày, và theo như một thống kê của cục Sức khỏe Quốc gia Mỹ thì hầu hết chúng ta đều không thể đạt được ngưỡng này.

Vì sao cái nút hoãn báo thức (Snooze) thực sự là một tối kiến?
Cái nút "tuyệt vời" này còn làm giảm chất lượng giấc ngủ của chúng ta.

Nhưng chưa hết. Theo Morgenthaler, cái nút "tuyệt vời" này còn làm giảm chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Cụ thể khi ngủ, não bộ sẽ trải qua những chu kỳ gồm 5 giai đoạn, mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút.

Và trong lúc bật nút hoãn báo thức rồi... ngủ tiếp, chúng ta đã vô tình bắt não bộ tự bắt đầu một chu kỳ mà chắc chắn không thể hoàn tất được (vì nút hoãn thường chỉ có tác dụng trong 10 phút).

Theo Robert Rosenber - giám đốc Y tế thuộc trung tâm Rối loạn giấc ngủ Prescott Valley và Flagstaff, Arizona (Mỹ), điều này không những khiến giấc ngủ của bạn có chất lượng thấp hơn, mà còn khiến hormone trong não bị rối loạn, đồng thời phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể.

Chính vì thế Rosenber khuyên rằng, nếu như hàng ngày bạn có triệu chứng mệt mỏi, buồn ngủ tại lớp học hoặc nơi làm việc, một trong những cách để cải thiện điều này là... ngưng sử dụng cái nút "kỳ diệu" đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?

Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Đăng ngày: 28/01/2019
12 con Giáp từ đâu ra?

12 con Giáp từ đâu ra?

Ai nghĩ ra 12 con vật (Tý, Sửu, Dần, Mão…) của âm lịch? Con rồng có thật hay không? Giờ tính theo can chi có liên quan gì đến 12 con vật?

Đăng ngày: 25/02/2018

"Ướp xác" ở nhiệt độ -196 độ C: Nhân loại đang tiến 1 bước đến sự bất tử?

Tạm ngưng cuộc sống bằng phương pháp đông lạnh rồi đánh thức dậy sau hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm là điều không ít người tin và bỏ ra cả gia tài để thực hiện.

Đăng ngày: 01/12/2016
Tên lửa hành trình hoạt động như thế nào?

Tên lửa hành trình hoạt động như thế nào?

Có lẽ rất nhiều lần bạn đã thoáng nghe qua về tên lửa hành trình Tomahawk xuất hiện trên những trang tin tức, truyền hình. Đây là vũ khí chiến lược của Hoa Kỳ và là lựa chọn hàng đầu cho các cuộc tấn công nhanh gọn

Đăng ngày: 01/12/2016
Kinh ngạc 8 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Kinh ngạc 8 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Một số sự thật khó tin nhất thế giới xảy ra trong cuộc sống khiến không ít người kinh ngạc.

Đăng ngày: 30/11/2016
Vì sao sấm sét không làm ảnh hưởng đến máy bay trong khi bay?

Vì sao sấm sét không làm ảnh hưởng đến máy bay trong khi bay?

đường nứt sáng loá trên bầu trời

Đăng ngày: 30/11/2016
Những chuyến bay không tên đến căn cứ quân sự tối mật của Mỹ

Những chuyến bay không tên đến căn cứ quân sự tối mật của Mỹ

Trong khuôn viên sân bay quốc tế McCarran ở Las Vegas có một phi đội máy bay dân sự, nhưng điều đáng nói là không thể mua vé để lên những máy bay này bởi lẽ chúng chỉ dành cho những hoạt động đặc biệt ở Vùng 51 - căn cứ quân sự tối mật của Mỹ.

Đăng ngày: 30/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News