Vì sao châu chấu tụ tập thành đàn?
Các nhà khoa học Anh vừa xác định được một “nút bấm” sinh học có vai trò kích thích châu chấu tụ thành đàn. Từ khám phá này, người ta hy vọng có thể tìm ra loại thuốc trừ sâu mới giúp ngăn chặn việc hình thành các “tập đoàn” châu chấu, vốn là mối đe dọa kinh hoàng cho mùa màng.
Khi hợp lại với nhau thành bầy đàn, châu chấu trở thành mối đe dọa lớn cho nông nghiệp.
Giáo sư P. Simpson (ĐH Oxford, Anh) cùng các đồng sự đã tìm thấy những chiếc lông nhạy cảm trên chân sau của châu chấu, kích thích nhu cầu tụ tập thành bầy đàn của chúng.
Cần hiểu rằng châu chấu vốn là loài sinh vật hiền lành và thường sống đơn độc. Nhưng khi bị kích thích, chúng hợp lại với nhau thành bầy đàn, lúc đó mới thật sự trở thành mối đe dọa lớn cho nông nghiệp. Khám phá này rất quan trọng vì có thể đưa con người tới việc sản xuất các loại thuốc trừ sâu mới ngăn chặn việc tụ đàn của châu chấu.
“Hệ thần kinh giao tiếp thông qua các hóa chất. Nếu chúng ta tìm ra các hóa chất đó và cách thức mà chúng tác động lên hệ thần kinh (đã khiến châu chấu chuyển từ việc sống đơn độc sang sống theo bầy đàn), ta có thể chế tạo ra những hóa chất kiểm soát sâu hại mới” - giáo sư P. Simpson cho biết.
Thí nghiệm được thực hiện bằng cách dùng bút màu đánh dấu châu chấu trong phòng thí nghiệm. Khi một vùng đặc biệt trên chân sau của châu chấu được kích thích, nó từ bỏ lối sống đơn độc và chuyển sang sống theo đàn. Khi đánh dấu trên các phần khác của cơ thể, chẳng hạn râu, các phần phụ miệng hay bụng, hiện tượng tương tự không xảy ra.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
