Tại sao khoa học công nghệ hiện đại vẫn không kiểm soát được nạn châu chấu?

Sau một hành trình rất dài, con người vẫn chưa thể kiềm chế được nạn châu chấu hoành hành.

Năm 1937, trên những chuyến tàu lửa chậm chạp, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ đã phải sử dụng súng phun lửa trong nỗ lực chế ngự tai họa khủng khiếp gây ra bởi từng "binh đoàn" châu chấu băng qua lãnh thổ Colorado, Hoa Kỳ.

Nhưng súng phun lửa chẳng thấm vào đâu và thuốc nổ cũng trong tình cảnh tương tự. Những con châu chấu dễ dàng chịu đựng và rồi nuốt chửng những cánh đồng nông nghiệp.

Hơn 80 năm sau, những đàn châu chấu khổng lồ vẫn không bị ngăn lại. Tuần trước, Liên Hiệp Quốc tuyên bố châu chấu sa mạc, loại tàn phá nhất, bất ngờ xuất hiện tại Đông Phi, trong những tháng tới loại côn trùng này có thể gia tăng số lượng lên gấp 500 lần. "Kenya đã không phải đối mặt với mối đe dọa châu chấu ở mức độ lớn như thế này trong suốt 70 năm qua", theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc.

Một bầy châu chấu đơn lẻ bao gồm những cá thể châu chấu háu ăn có thể bao phủ hơn 1.191km vuông, vốn là một tai họa trong hàng ngàn năm. Thời kỳ hiện đại, người Anh đã thành lập nên một đơn vị diệt châu chấu ở giai đoạn đỉnh điểm của Thế chiến II nhằm chống lại các loại côn trùng ở châu Phi và Trung Đông. Vào năm 1976, một phóng viên của tờ New York Times đã mong chờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ có thể loại bỏ nguy cơ dịch châu chấu, tuy nhiên ngày nay mọi thứ vẫn không thay đổi, nỗi phiền não mang tên nạn châu chấu không thuyên giảm.

"Không có gì đáng ngạc nhiên với tôi khi mà chúng ta vẫn không thể kiểm soát được vấn đề", theo Iain Couzin, giám đốc Viện hành vi động vật Max Planck, người nghiên cứu về châu chấu.

Ngày nay, thứ tốt nhất mà con người có thể làm là thử nghiệm và dự đoán nơi đàn sẽ hình thành trước khi chúng bùng nổ dân số và cuối cùng là "nhai sạch" những vùng trồng trọt lớn, vốn là phương tiện sinh sống của người dân nông thôn. "Bạn cần phải nắm bắt nó sớm", theo Rick Overson, điều phối viên nghiên cứu tại Global Locust Initiative thuộc Đại học bang Arizona.

Tại sao khoa học công nghệ hiện đại vẫn không kiểm soát được nạn châu chấu?
Đàn châu chấu tại Kenya, ngày 24 tháng 1.

Tại sao khoa học công nghệ hiện đại vẫn không kiểm soát được nạn châu chấu?
Hướng di chuyển và dự đoán đường đi của châu chấu sa mạc, ngày 28 tháng 1 năm 2020.

Một khi châu chấu mọc cánh trưởng thành, sẽ không gì có thể xoay chuyển được. "Chúng là những sinh vật bay mạnh mẽ", Overson nói. "Chúng có thể ở một quốc gia này và chuyển ngay đến một quốc gia khác vào cuối tuần". Và "trong suốt tai họa" châu chấu sa mạc, Liên Hiệp Quốc lưu ý những "binh đoàn" này có thể ảnh hưởng đến 20% đất đai trên Trái Đất, hơn 65 quốc gia nghèo nhất trên thế giới và khả năng tổn hại đến sinh kế của 1/10 dân số thế giới".

Sau khi châu chấu bùng nổ dân số hoặc từng đàn hình thành, một chiến lược đần độn mà chúng ta thường áp dụng là phun thả hàng triệu lít thuốc trừ sâu hóa học lên côn trùng, điều này rất có hại cho môi trường và sức khỏe con người, Overson giải thích.

Nhưng để xác định chính xác nơi châu chấu bắt đầu hình thành bầy đàn lại vô cùng khó khăn, đặc biệt là đối với châu chấu sa mạc ở châu Phi và các vùng lân cận, các khu vực chủ yếu là xa xôi, hẻo lánh, không có người ở với kích thước khoảng 16 triệu km vuông, tương đương hơn 6 triệu dặm vuông. Chúng thường sống đơn lẻ, tuy nhiên một khi điều kiện môi trường phù hợp (như sau một mùa mưa nặng hạt), chúng sẽ thu hút nhau mãnh liệt, thay đổi màu sắc, thường phát triển cánh dài hơn và trở nên cơ bắp hơn, trở thành một bầy đàn đáng sợ.

Quan trọng là con người không nên cố gắng loại bỏ hoàn toàn đàn châu chấu, vì quần thể của chúng có thể nguy hại. Sau tất cả, nạn châu chấu là một hiện tượng tự nhiên, hoang dã. Cố gắng loại bỏ côn trùng, ngay cả khi điều đó khả thi, cũng có thể gây ra những hậu quả môi trường không thể lường trước được. "Đó là một trong những điều kỳ diệu của thế giới tự nhiên", Couzin nói. "Chúng ta không muốn ngưng nó mà chỉ muốn kiểm soát nó".

Nạn châu chấu có nhiều điểm tương đồng với nạn cháy rừng, Overson giải thích. Chắc chắn là chẳng ai muốn ngôi nhà của mình bị thiêu rụi. Nhưng việc ngăn chặn cháy rừng trên diện rộng, một hiện tượng tự nhiên, đã dẫn đến những khu rừng rậm rạp quá mức, góp phần gây ra gánh nặng chi phí duy trì hiện trạng ở miền Tây Hoa Kỳ. Thứ gì có thể giết chết hàng tỷ con châu chấu? Tốt nhất là không nên bàn đến.

Để chống lại một vài siêu bầy khỏi việc nuốt chửng thức ăn của con người, nhiệm vụ chính hiện nay là dự đoán. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc hiện đang cố gắng dự đoán trước nơi hình thành đàn.

Châu chấu sẽ tấn công ở đâu? Quần thể châu chấu có thể bùng nổ sau những cơn mưa lớn vào đúng thời điểm hoặc sau một mùa đông với khí hậu ôn hòa, Overson giải thích.

Nhưng có một loạt những yếu tố khác để giải thích cho cơn phiền não của Couzin. "Chúng ta chỉ đang ở phần đỉnh của tảng băng trôi về những gì cần biết" để có thể đưa ra những dự đoán chuẩn xác, ông nói, có nhiều yếu tố tác động đến kết quả như là hàng tỷ côn trùng sẽ phản ứng như thế nào với sự thay đổi thời tiết, nguồn cung thức ăn ở hàng trăm dặm phía trước và số lượng châu chấu sẽ tự sát hại lẫn nhau.

Tại sao khoa học công nghệ hiện đại vẫn không kiểm soát được nạn châu chấu?
Khu vực màu xanh là nơi châu chấu sống tự nhiên trước khi tụ lại thành đàn.

Tại sao khoa học công nghệ hiện đại vẫn không kiểm soát được nạn châu chấu?
Một con châu chấu sa mạc bị nông dân Kenya bắt được.

"Châu chấu rất hay ăn thịt đồng loại", chúng bắt đầu ăn thịt lẫn nhau khi bầy đàn hình thành và nguồn thức ăn dần cạn kiệt, theo Couzin. "Ngay khi nguồn tài nguyên bị hạn chế chúng sẽ chuyển sang coi đồng loại của mình là thức ăn".

Mặc dù bầy châu chấu tác động đến khoảng 1/10 dân số trên Trái Đất, nhưng nguồn kinh phí nghiên cứu về chúng lại thiếu thốn. Một phần điều này là do bầy đàn tồn tại trong chu kỳ ngắn, bùng nổ và lại biến mất, do đó không thể thu hút được sự quan tâm nghiên cứu trong nhiều năm hoặc đôi khi là thập kỷ. Hơn nữa, theo Couzin, châu chấu thường không đổ bộ lên các nước giàu có. "Nó ảnh hưởng đến những người nghèo", ông nói, vì vậy các quốc gia giàu có thường không quan tâm đến nó.

Tuy nhiên, con người không hoàn toàn chịu trận. "Chúng tôi đang cố gắng thay đổi suy nghĩ lối mòn rằng con người là nạn nhân thụ động của nạn châu chấu", Overson nói. Chúng ta sẽ thay đổi đường đi của chúng bằng cách tạo nên những vùng đất trù phú, cung cấp cho châu chấu nguồn thực phẩm giàu carbohydrate mà chúng (và cả chúng ta nữa) đều yêu thích.

Tuy vậy, biến đổi khí hậu có thể khiến nạn dịch trở nên cực đoan hơn, khi mà những trận mưa trở nên dữ dội hơn trong bối cảnh hành tinh đang dần ấm lên, sẽ khiến châu chấu tăng sinh mạnh mẽ sau những đợt mưa lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa mao lương là gì? Ý nghĩa của hoa mao lương

Hoa mao lương là gì? Ý nghĩa của hoa mao lương

Hoa mao lương là loài hoa xinh đẹp rất được yêu thích tại Việt Nam, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sự tích, công dụng và ý nghĩa hoa mao lương nhé.

Đăng ngày: 11/03/2020
Phát hiện lượng lớn vi khuẩn dưới đáy Bắc Băng Dương

Phát hiện lượng lớn vi khuẩn dưới đáy Bắc Băng Dương

Nhóm vi khuẩn mới có họ với vi khuẩn gây bệnh lây qua đường tình dục, sinh sôi mạnh trong môi trường áp suất lớn và thiếu oxy.

Đăng ngày: 09/03/2020
Tại sao không nên tưới cây vào giữa trưa hè?

Tại sao không nên tưới cây vào giữa trưa hè?

Nước rất cần thiết cho cây, nước giúp đưa chất dinh dưỡng từ rễ để nuôi cây nên do đó để cây phát triển tốt ta nên tưới nước thường xuyên.

Đăng ngày: 08/03/2020
Chưa hết virus corona, Trung Quốc đã phải đối mặt với

Chưa hết virus corona, Trung Quốc đã phải đối mặt với "đại dịch" châu chấu

Cơ quan lâm nghiệp Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo về mối đe dọa từ các loài côn trùng gây hại xâm nhập từ nước ngoài. Chính phủ cũng đang chuẩn bị các biện pháp đối phó.

Đăng ngày: 04/03/2020
Khoa học phát hiện ra những con virus khổng lồ với khả năng

Khoa học phát hiện ra những con virus khổng lồ với khả năng "ăn cắp" đặc tính loài khác

Điều đặc biệt là loài virus này không chỉ to về kích cỡ, chúng còn sở hữu một số lượng các cặp gen rất lớn.

Đăng ngày: 03/03/2020
Dự kiến tới năm 2021, nhân loại sẽ có vựa lúa chịu mặn nổi trên mặt biển đầu tiên

Dự kiến tới năm 2021, nhân loại sẽ có vựa lúa chịu mặn nổi trên mặt biển đầu tiên

Công ty Agrisea đang nghiên cứu và phát triển cây lúa có thể chịu được nước mặn.

Đăng ngày: 02/03/2020
Dù sống thọ tới 80.000 năm tuổi, sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất thế giới vẫn đang chết dần

Dù sống thọ tới 80.000 năm tuổi, sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất thế giới vẫn đang chết dần

Đây là một trong những sinh vật lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Nó nằm trong Khu bảo tồn rừng quốc gia hồ Fish ở Utah, Hoa Kỳ và là một cây dương có tên là Pando.

Đăng ngày: 01/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News