Vì sao chỗ nóng nhất không phải là xích đạo?

Trên Trái Đất chỗ nào nóng nhất? Rất nhiều người cho rằng, xích đạo là nơi nóng nhất, vì khu vực xích đạo Mặt Trời chiếu sáng quanh năm. Thực ra chỗ nóng nhất không phải là xích đạo.

Nếu bạn không tin, hãy tra cứu các ghi chép về khí tượng thế giới sẽ rõ. Ở châu Á, châu Phi, châu Úc và Nam Bắc châu Mỹ bạn có thể phát hiện rất nhiều sa mạc rất xa xích đạo, nhiệt độ ban ngày ở đó nóng hơn xích đạo rất nhiều. Theo ghi chép, nhiệt độ cao nhất ở vùng xích đạo rất ít khi vượt quá 35°C, còn ở sa mạc Xahara châu Phi, nhiệt độ cao nhất ban ngày đến 55°C, nói chung trên 40°C. Ở sa mạc Ả Rập, nhiệt độ cao nhất ban ngày đạt 45 - 50°C. Sa mạc Gôbi của Trung Quốc nhiệt độ cao nhất ban ngày đạt khoảng 45°C.

Vì sao chỗ nóng nhất không phải là xích đạo?
Chỗ nóng nhất ban ngày không phải ở xích đạo mà trên sa mạc.

Vùng xích đạo nhận ánh nắng Mặt Trời nhiều nhất, vậy vì sao lại không phải là nơi nóng nhất?
Mở bản đồ thế giới ra xem ta sẽ thấy rõ: vành đai xích đạo đại bộ phận là biển. Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương đều nằm trong vùng xích đạo.

Biển xích đạo rộng lớn, nó có đặc điểm khác với lục địa là có thể truyền nhiệt xuống dưới sâu. Đồng thời nước biển bốc hơi đòi hỏi phải tiêu phí nhiều nhiệt, cộng thêm nhiệt dung nước biển lớn nên nhiệt độ nước tăng cao chậm hơn trên mặt đất. Do đó nhiệt độ biển ban ngày ở vùng xích đạo tăng lên chậm, còn trên sa mạc tình hình lại hoàn toàn khác hẳn. Ở đó cây cối thưa thớt, không có nước, nhiệt dung của đất, cát nhỏ nên nhiệt độ tăng nhanh.

Bản thân đất, cát truyền nhiệt kém, nhiệt lượng rất khó truyền xuống phía dưới. Khi cát bề mặt đã rất nóng thì lớp cát phía dưới vẫn còn mát, cộng thêm sa mạc không có nước bốc hơi để tiêu hao nhiệt lượng, cho nên khi Mặt Trời đứng bóng, nhiệt độ trên sa mạc tăng lên rất nhanh, mặt cát bị thiêu đốt nóng bỏng.

Ngoài ra mây và mưa trên xích đạo đều nhiều hơn trên sa mạc rất nhiều. Hằng ngày buổi chiều đều có mưa. Như vậy, nhiệt độ buổi chiều sẽ không tăng cao nữa, còn trên sa mạc nắng suốt ngày, rất ít mưa. Do đó nhiệt độ buổi chiều còn tiếp tục tăng cao. Cho nên chỗ nóng nhất ban ngày không phải ở xích đạo mà trên sa mạc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao tia laser thường chỉ có màu đỏ?

Tại sao tia laser thường chỉ có màu đỏ?

Laser thực chất không chỉ có màu đỏ, nhưng có một lý do hết sức hợp lý khiến nó trở thành loại laser phổ biến nhất hiện nay.

Đăng ngày: 26/01/2020
Khi thắp nhang ngày Tết, hãy nhớ nó ra đời từ 3.500 năm trước

Khi thắp nhang ngày Tết, hãy nhớ nó ra đời từ 3.500 năm trước

Bên cạnh lì xì hay đi chùa hái lộc, thắp nhang cầu may là một trong những phong tục của người Việt những ngày Tết.

Đăng ngày: 25/01/2020
Vua chúa ngày xưa làm gì ngày mùng 1 Tết?

Vua chúa ngày xưa làm gì ngày mùng 1 Tết?

Trong ngày đầu tiên của năm mới, các bậc vua chúa nước Việt ngày xưa thường tiến hành nhiều nghi lễ quốc gia quan trọng.

Đăng ngày: 25/01/2020
Não người biến thành thủy tinh khi núi lửa phun trào gần Napoli

Não người biến thành thủy tinh khi núi lửa phun trào gần Napoli

Các nhà khoa học phát hiện những mảnh vỡ bị thủy tinh hóa trong sọ người gây ra bởi sức nóng 520 độ C trong thảm họa núi lửa ở châu Âu vào năm AD79.

Đăng ngày: 25/01/2020
Vì sao sắt lại bị gỉ?

Vì sao sắt lại bị gỉ?

Sắt là kim loại rất dễ bị gỉ. Hầu như các đồ vật bằng sắt bày trong viện bảo tàng đều bị gỉ loang lổ.

Đăng ngày: 25/01/2020
Vì sao nước lại không cháy?

Vì sao nước lại không cháy?

Đặt ra câu hỏi này có vẻ hơi thừa. Nước không cháy, ai chả biết. Thế nhưng tại sao nước không cháy, quả là câu hỏi không dễ trả lời.

Đăng ngày: 25/01/2020
Những điều cần biết về tục khai bút, xin chữ đầu năm để có một năm mới thật may mắn, nhiều tài lộc

Những điều cần biết về tục khai bút, xin chữ đầu năm để có một năm mới thật may mắn, nhiều tài lộc

Tục khai bút đầu năm không những là một nét đẹp truyền thống của ngày Tết mà còn mang nhiều ý nghĩa rất đặc biệt mà ai cũng nên biết!

Đăng ngày: 25/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News