Tại sao trái đất được chia thành các vùng nhiệt đới, ôn đới và hàn đới?
Mức độ chịu tác động ánh sáng và nhiệt độ của vật thể có liên quan đến góc độ chiếu sáng. Nếu bạn đứng đối diện trước lò đang cháy hừng hực, bạn sẽ cảm thấy rất nóng; nhưng nếu bạn đứng đối diện xéo với cửa lò thì bạn sẽ không cảm thấy nóng nữa.
Thử làm một thí nghiệm: bật ngọn đèn bàn, sau đó gỡ chụp đèn đi, bạn đặt quả địa cầu cách ngọn đèn bàn 1m (chú ý đến tâm điểm của quả địa cầu phải đồng tâm với tâm điểm của ngọn đèn bàn). sau đó bạn hãy quan sát kỹ sẽ thấy mức độ sáng trên quả địa cầu sẽ được chia làm nhiều vùng, nhất là "vùng xích đạo" và vùng phụ cận gần đó sẽ sáng nhất; còn càng đi về phía Nam hay phía Bắc ánh sáng sẽ dần dần tối đi.
Điều này chứng tỏ nơi bị ánh sáng mặt trời chiếu thẳng sẽ là nơi nóng nhất; những nơi ánh sáng mặt trời chiếu xiên sẽ có nhiệt độ thấp hơn. Điều này cũng nói lên rằng góc độ chiếu sáng của mặt trời đã tạo nên nhiệt độ nóng, ấm, lạnh (nhiệt đới, ôn đới, hàn đới) ở các vùng khác nhau trên trái đất. Không những thế, xuất phát từ việc tạo sự tiện lợi cho công tác nghiên cứu khoa học, các nhà khí tượng học và các nhà địa lý học còn phân chia các "đới" một cách tỉ mỉ hơn nữa.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
