Vì sao chúng ta không ngã khỏi giường khi đang ngủ?

Có người cho rằng khi ngủ chúng ta hoàn toàn vô thức và không biết chuyện gì xảy ra xung quanh. Nhưng điều đó không hoàn toàn đúng.

Khi ngủ, cơ thể và bộ não vẫn làm việc để giúp cho chúng ta khỏe mạnh. Trong lúc ngủ chúng ta vẫn có một chút ý thức về nơi mình đang ngủ.

Cơ thể chúng ta biết được là mình đang di chuyển và ở đâu nhờ có một giác quan gọi là “cảm nhận trong cơ thể” tức là ý thức về sự vận động và vị trí cơ thể. Nó giống như một “giác quan thứ sáu” giúp cho cơ thể biết được chúng ta đang ở đâu và mối liên hệ giữa các bộ phận của cơ thể với nhau.

Vì sao chúng ta không ngã khỏi giường khi đang ngủ?

Khi thức, giác quan thứ sáu này giúp chúng ta không va quệt vào các đồ vật xung quanh khi đi lại hoặc là biết giữ thăng bằng, không bị ngã. Có người cho rằng giác quan này không hoạt động khi chúng ta ngủ. Nhưng sự thực là khi ngủ cơ thể vẫn làm việc nên giác quan này cũng vẫn làm việc.

Ngay cả khi đang ngủ, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được là mình có thoải mái hay không và giác quan thứ sáu hoạt động để chúng ta biết được mình đang nằm đâu ở trên giường. Nhờ đó mà chúng ta không bị ngã khỏi giường.

Tuy nhiên khi còn nhỏ thì giác quan này chưa phát huy tối đa hoạt động của nó. Đây chính là lí do vì sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị ngã khỏi giường. Càng lớn thì chúng ta càng có cảm nhận tốt hơn, vì thế trẻ lớn hơn và người lớn ít khi bị ngã khỏi giường.

Một giấc ngủ có nhiều giai đoạn khác nhau

Giấc ngủ của chúng ta không đều đặn suốt cả đêm mà trải qua các giai đoạn khác nhau, từ ngủ nông đến ngủ sâu rồi lại lặp lại.

Một giai đoạn quan trọng của giấc ngủ, khi chúng ta có những giấc mơ thú vị nhất, được gọi là giai đoạn ngủ REM (rapid eye movement) hay còn gọi là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh. Đó là khi mắt chúng ta chuyển động để cố gắng nhìn được mọi thứ đang xảy ra trong giấc mơ. Trong giai đoạn này, bộ não gửi tín hiệu cho cơ thể để ngừng chuyển động nên hiếm khi chúng ta thức dậy hoặc ngã khỏi giường trong giai đoạn này.

Nếu bộ não và cơ thể không truyền nhận tín hiệu và thực hiện mệnh lệnh tốt thì chúng ta sẽ có những hành động như trong giấc mơ.

Không nhận được tín hiệu

Đôi khi bộ não của một số người không gửi tín hiệu này đi khiến cho những người này hành động như những gì họ mơ thấy. Hiện tượng này được gọi là “rối loạn hành vi REM”, nhưng nó rất hiếm khi xảy ra.

Đã có những câu chuyện về những người bị chứng rối loạn này, như là họ vỗ về một con mèo trong tưởng tượng hoặc có khi là tự làm đau chính mình do nhảy ra khỏi giường trong khi vẫn đang ngủ. Hầu hết những người này khi thức dậy đều không biết họ đã làm như thế nếu người khác không kể lại cho họ biết.

Giấc ngủ rất quan trọng để giúp trẻ em lớn lên và tất cả mọi người được khỏe mạnh. Giấc ngủ có thể làm lành các vết thương và làm cho chúng ta vui vẻ, nhưng trong lúc ngủ cơ thể và bộ não vẫn tiếp tục làm việc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Các trò chơi dân gian không thể nào quên dịp Tết Trung Thu

Cứ mỗi mùa Trung thu, hẳn không ít người lại bồi hồi nhớ về tuổi thơ với những trò chơi không thể nào quên...

Đăng ngày: 12/09/2019
Những ý tưởng thiết kế máy bay như phim khoa học viễn tưởng

Những ý tưởng thiết kế máy bay như phim khoa học viễn tưởng

Một nhà thiết kế ở Tây Ban Nha đã cho ra đời những ý tưởng tham vọng về các mẫu máy bay độc đáo như bước ra từ phim khoa học viễn tưởng.

Đăng ngày: 18/08/2019
Kinh ngạc quái chiêu

Kinh ngạc quái chiêu "tóm" tội phạm qua tướng mặt của người xưa

Cesare Lombroso được biết đến như cha đẻ của khoa học tội phạm. Ông đã chỉ ra một số đặc điểm nhận dạng của tội phạm thông qua quan sát tướng mặt của người đó như râu rậm, trán hói, mũi to...

Đăng ngày: 17/08/2019
Liệu chúng ta có thể trở thành nhà toán học bằng con đường tự học? (Phần 2)

Liệu chúng ta có thể trở thành nhà toán học bằng con đường tự học? (Phần 2)

Danh sách các nhà toán học tự học lừng danh được nhắc đến ở phần 1 có một cái tên rất nổi bật: Srinivasa Ramanujan.

Đăng ngày: 17/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News