Vì sao chúng ta không thể ăn quá mặn?

Muối rất cần thiết cho cơ thể con người và bộ não chúng ta được lập trình để cảm thấy "thèm" khoáng chất này. Tuy nhiên, khi lỡ tay bỏ cả vốc muối vào nồi canh, bữa tối của chúng ta coi như "đi tong" vì lưỡi không chịu nổi độ mặn quá mức.

Như vậy, chắc chắn có thứ gì đó đang diễn ra trong bộ não, ngăn cản chúng ta hấp thu quá mức chất khoáng thiết yếu này.

Cơ thể chúng ta sử dụng muối (natri clorua) để điều phối các chất dịch và tạo ra các xung thần kinh. Song, không giống các khoáng chất thiết yếu khác, chẳng hạn như canxi (chất chúng ta tích trữ trong xương), chúng ta không thể cất trữ muối cho sử dụng về sau.


Muối cho vào thực phẩm khiến món ăn thêm đậm đà.

Muối cho vào thực phẩm khiến món ăn thêm đậm đà. Tuy nhiên, chỉ mình vị mặn không thể lý giải đầy đủ sự ám ảnh của chúng ta với muối. Theo Viện khoa học quốc gia Mỹ, natri clorua còn đóng vai trò như một thứ gia vị "cải thiện cảm nhận về tình trạng sền sệt của sản phẩm, tăng cường vị ngọt, che giấu các biểu hiện hóa chất hoặc kim loại và lấp đầy hương vị tổng thể, đồng thời cải thiện độ mạnh của hương vị".

Tuy nhiên, quá nhiều muối chắc chắn không tốt cho con người. Uống nước biển thường xuyên sẽ giết chết chúng ta và một chế độ dinh dưỡng lâu dài chứa nhiều muối cũng đã được phát hiện có liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và áp huyết cao. Hấp thu quá nhiều natri clorua cũng tạo gánh nặng lên các quả thận của chúng ta và có thể dẫn đến bệnh sỏi thận.

May mắn là, cơ thể của chúng ta có một cơ chế ngăn cản chúng ta ăn quá nhiều muối một lúc.

Theo lí giải của các chuyên gia, 2 trong 5 hương vị cơ bản đối với con người - vị ngọt vị umami (vị ngọt của protein) - gây cảm giác thèm ăn, đồng nghĩa với việc chúng có thể gia tăng cảm giác thèm của chúng ta với những thực phẩm giàu calo như quả ngọt hoặc thịt thơm ngon. Hai hương vị khác - vị đắng và vị chua - nhìn chung gây cảm giác khó chịu và ngăn cản chúng ta ăn những loại cây, con độc hại.


Muối đặc biệt ở điểm nó có thể kích hoạt các phản ứng cả thèm ăn và khó chịu.

Muối đặc biệt ở điểm nó có thể kích hoạt các phản ứng cả thèm ăn và khó chịu, phụ thuộc vào lượng muối chúng ta hấp thu. Chẳng hạn như, một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature phát hiện, lượng muối cao xâm chiếm các cảm thụ quan về vị đắng và chua, khiến thực phẩm chứa nhiều muối có hương vị khó chịu.

Cũng giống như nhiều cảm nhận hương vị khác, tình yêu với muối giúp chúng ta vượt qua sự khan hiếm tự nhiên của khoáng chất này trên cạn. Song, không giống xu hướng phàm ăn thực phẩm ngọt và béo của chúng ta thời hiện đại, việc "ghiền" muối của đại đa số mọi người còn bị xu hướng ghét mặn quá mức kiềm chế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News