Vì sao có người vẫn thoát khỏi "tử thần Ebola" dù nhiễm bệnh?

Theo thông tin mới nhất, virus chết người Ebola đã cướp đi sinh mạng của 1.013 người và gia tăng số người nhiễm bệnh lên tới 1.848.

Về cơ bản, Ebola là một căn bệnh truyền nhiễm thông thường và đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người kể từ khi được phát hiện vào năm 1976 tại Zaire, Cộng hòa Dân chủ Congo.

Dịch bệnh đáng sợ xảy ra năm 1976 này được ghi dấu ấn là một trong những dịch bệnh tồi tệ nhất của nhân loại khi virus Ebola lây lan cho 2.400 người và 1/3 số người trong đó đã tử vong.

Vì sao có người vẫn thoát khỏi tử thần Ebola dù nhiễm bệnh?

Đại dịch Ebola bùng phát tại Sudan và Congo năm 1976 không phải là lần lây nhiễm bệnh cuối cùng. Nhiều dịch Ebola nhỏ lẻ đã xuất hiện từ năm 1976 và bùng phát mạnh trở lại ở Cộng hòa Dân chủ Congo năm 1995, với 315 trường hợp nhiễm bệnh.

Từ năm 2000 - 2001, Uganda ghi nhận 425 trường hợp nhiễm virus Ebola, Cộng hòa Dân chủ Congo có 264 trường hợp mắc đại dịch Ebola chỉ trong năm 2007.

Vì sao có người vẫn thoát khỏi tử thần Ebola dù nhiễm bệnh?

Có thể nhận thấy, số người tử vong ở mỗi đợt dịch khá cao nhưng vẫn có người sống sót. Một trong những nhân chứng còn sống sót bởi nạn dịch Ebola năm 1976 là tiến sĩ Thomas Cairns. Hồi đó, ông là một bác sĩ trẻ làm công việc truyền giáo ở những khu rừng tại Zaire.

Ông bị lây nhiễm bởi một bệnh nhân được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện trong trường hợp nguy kịch. Thomas Cairns chia sẻ: "Vài ngày sau khi bệnh nhân mất, tôi bắt đầu phát bệnh. Tôi đã bị sốt cao, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban đỏ trên da. Da của tôi trở nên bong tróc. Tôi đã mất thính lực một bên tai, tóc trở nên trắng bệnh... Dường như lúc này, tôi đang không hiểu chuyện gì đang xảy ra".

Vì sao có người vẫn thoát khỏi tử thần Ebola dù nhiễm bệnh?
Hình ảnh Thomas Cairns - người đã may mắn thoát khỏi "lưỡi hái Tử thần Ebola" trong nạn dịch năm 1976.

Nhưng thật lạ lùng, sau khi được các bác sĩ y tế cách ly và chăm sóc. Cơ thể Cairns đã dần hồi phục. Thomas Cairns đã khỏe hơn, các nốt phát ban cũng đỡ và ông có thể đi lại được trên đôi chân của mình. Rất nhiều bác sĩ thời đó vô cùng ngạc nhiên trước sự "hồi sinh" của Thomas Cairns bởi hầu hết những người có cùng triệu chứng bệnh như Thomas Cairns đều đã tử vong.

Sau khi trở lại bình thường, Thomas Cairns cũng không hiểu vì lý do gì mình được như thế. Ông cảm thấy mình vô cùng may mắn khi trong cơ thể có mức độ kháng thể cao, đủ để "đánh bại" virus Ebola.

Vì sao có người vẫn thoát khỏi tử thần Ebola dù nhiễm bệnh?

Bên cạnh Thomas Cairns, cũng có nhiều trường hợp được ghi nhận sống sót trong đợt dịch bệnh Ebola khác ở châu Phi. Mặc dù các chuyên gia chưa thể giải thích được cơ chế kháng thể nào ở mỗi người đủ để chống lại virus Ebola nhưng cũng đã đưa ra một vài nhận định cơ bản lý giải vì sao dịch bệnh xưa dễ có thể kiểm soát hơn.

Đầu tiên là do mật độ dân số vừa phải. Theo các chuyên gia, mật độ dân số vừa phải sẽ khiến các bác sĩ có thể khoanh vùng, kiểm soát tình hình dịch bệnh tốt hơn.

Chính bởi tiến trình đô thị hóa nhanh hơn khiến cho dịch bệnh Ebola hiện tại đang mất dần kiểm soát. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng y tế hiện ở Tây Phi không đảm bảo, chưa đáp ứng đủ điều kiện để có thể ngăn chặn Ebola trước khi nó bùng phát.

Vì sao có người vẫn thoát khỏi tử thần Ebola dù nhiễm bệnh?

Bên cạnh đó, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân nhiễm Ebola là khác nhau, tùy thuộc vào chủng loại virus nhiễm bệnh. Theo điều tra cho thấy, hầu hết các dịch Ebola trước, bệnh nhân nhiễm các chủng virus Sudan Ebola virus - với tỷ lệ tử vong từ 42 - 56%.

Trong khi đó, mức độ tỷ vong của bệnh nhân khi nhiễm chủng Zaire Ebola virus - chủng nguy hiểm nhất - sẽ có tỷ lệ tử vong lên cao tới 89%.

Tuy vậy, theo các chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch Ebola hiện tại có tỷ lệ sống sót khoảng 40%. Trong điều kiện y tế đầy đủ, cơ thể người bệnh có sức đề kháng tốt thì họ vẫn có khả năng vượt qua bệnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News