Vì sao cứ thấy người khác gãi là chúng ta lại ngứa ngáy?

Khi thấy một người nào đó gãi, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy và gãi theo không phải là tâm lý chi phối mà do phản ứng "lây nhiễm xã hội" kết nối trực tiếp tới não bạn.

Nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng, bộ não của chúng ta rất bận tâm về hành động của người khác một cách bản năng. Biểu hiện cụ thể chính là tính lặp lại hành vi hoặc thái độ giữa các cá nhân.

Tương tự như vậy, khi nhìn thấy người khác ngáp, chúng ta có xu hướng phản ứng lại hành động bằng cách ngáp theo.

Nghiên cứu này được nhóm chuyên gia từ Đại học bang Washington (Mỹ) thực hiện, cho thấy, ngứa cũng là một hành vi xã hội có tính "lây nhiễm" đặc biệt. Thậm chí, đôi khi chỉ cần nhắc tới ngứa cũng đủ khiến chúng ta muốn gãi.

Vì sao cứ thấy người khác gãi là chúng ta lại ngứa ngáy?
Hành động gãi ngứa khi trong thấy người khác làm thực chất là do bản năng. (Ảnh: The Huffington Post).

Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, nhiều người cho rằng phản ứng trên chỉ tồn tại trong não bộ, nhưng các thí nghiệm thực tế cho thấy nguyên nhân là do bản năng chứ không phải là hình thức của sự đồng cảm.

Để rút ra kết luận quan trọng trên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một bài kiểm tra thú vị trên chuột.

Thí nghiệm thu được kết quả bất ngờ

Tiến sĩ Zhou-Feng Chen, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về ngứa tại Đại học Washington mô tả thí nghiệm đặc biệt:

"Những con chuột được đặt trong phòng với màn hình máy tính, trên đó phát đoạn video về một con chuột khác đang gãi. Chỉ vài giây sau, những con chuột trong phòng cũng bắt đầu gãi. Điều này thật đáng ngạc nhiên vì chuột là loài được biết đến là có tầm nhìn kém".

Chuột thường sử dụng mùi và xúc giác để khám phá mọi thứ xung quanh. Do đó, việc liệu chúng có nhìn thấy đoạn video thí nghiệm hay không vẫn còn chưa xác định được.

Tuy nhiên, ngay cả khi không nhìn thấy đoạn video, chúng vẫn có thể biết chính xác hành động gãi ngứa của con chuột trên màn hình.

Quan sát kết quả đánh giá hoạt động não bộ của chuột sau khi xem video cho thấy rằng, khu vực nhóm tế bào thần kinh suprachiasmatic nucleus (SCN) của não (có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ) đột ngột hoạt động mạnh.

Vì sao cứ thấy người khác gãi là chúng ta lại ngứa ngáy?
Chất GRP có vai trò truyền dẫn tín hiệu khi chúng ta thấy người khác gãi ngứa. (Ảnh: Independent).

Khi phân tích hoạt động não của những con chuột lúc chúng bắt đầu gãi, nhóm chuyên gia phát hiện ra rằng SCN đã giải phóng một chất gọi là GRP (gastrin-releasing peptide). Nghiên cứu trước đây của Tiến sĩ Chen cho thấy, GRP giúp truyền các tín hiệu ngứa từ da đến tủy sống.

Chuột thí nghiệm gãi ngứa không phải vì nhìn thấy một con chuột khác đang làm điều này mà bản thân chúng cũng nghĩ rằng cần phải làm điều tương tự.

Theo các chuyên gia, những phát hiện này cho thấy bản thân chuột không thể kiểm soát được việc gãi khi nhìn thấy hành vi tương tự ở những con chuột khác.

Cụ thể, bộ não của chuột bắt đầu phát ra tín hiệu ngứa bằng cách sử dụng GRP đóng vai trò như một chất xúc tác truyền tin. Đó là một hành vi bẩm sinh và hoàn toàn mang tính bản năng mà con người cũng có cùng biểu hiện.

Đây chính là lý do con người cảm thấy ngứa ngáy và làm theo khí trông thấy người khác gãi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên đường trông như thế nào?

Thiên đường trông như thế nào?

Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi hình ảnh về thiên đường rất nhiều nhưng con người không khỏi thắc mắc thiên đường trông như thế nào? Bởi vì quan niệm về thiên đường đã thay đổi rất nhiều theo thời gian.

Đăng ngày: 09/01/2020
Pháo hoa hoạt động như thế nào?

Pháo hoa hoạt động như thế nào?

Vào những dịp lễ lớn trên khắp thế giới thì pháo hoa luôn được mang ra trình diễn ở những nơi công cộng với những cảnh quan hoành tráng đầy màu sắc và âm thanh.

Đăng ngày: 09/01/2020
Bom bọ cạp và vũ khí sinh học chết người

Bom bọ cạp và vũ khí sinh học chết người

Nhà nước Hồi giáo (IS) đang sử dụng bom bọ cạp để đánh đòn tâm lý khiến người dân hoảng loạn. Trong lịch sử, nhiều loại bom sinh học được dùng gây chết chóc cho con người.

Đăng ngày: 09/01/2020
Bị

Bị "hội chứng thiên tài", người bán xe bỗng thành họa sĩ tài năng

Một người đàn ông ở Mỹ bỗng trở thành thiên tài hội họa sau một vụ tai nạn chấn thương sọ não, dù trước đó ông chỉ biết bán ôtô và đi uống bia với bạn bè. Ông là một trong 33 trường hợp hi hữu được ghi nhận trên thế giới.

Đăng ngày: 08/01/2020
Ống thổi đo nồng độ cồn được vệ sinh như thế nào?

Ống thổi đo nồng độ cồn được vệ sinh như thế nào?

Đã có những trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông từ chối kiểm tra nồng độ cồn vì cho rằng phải ngậm chung ống thổi với nhiều người.

Đăng ngày: 08/01/2020
Vì sao nam châm lại dính vào nhau?

Vì sao nam châm lại dính vào nhau?

Mỗi cục nam châm đều có 2 mặt hoặc 2 đầu gọi là cực nam và cực bắc. Gọi như vậy là vì nếu bạn treo cục nam châm trên một sợi chỉ thì cực nam của nó sẽ hướng về phương Bắc.

Đăng ngày: 08/01/2020
Vì sao màu đỏ dễ khiến người ta chi tiền nhiều hơn?

Vì sao màu đỏ dễ khiến người ta chi tiền nhiều hơn?

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Frontiers cho thấy, màu sắc tác động lên phần não bộ xử lý thông tin, trong đó màu đỏ khiến con người dễ chi tiền.

Đăng ngày: 08/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News