Vì sao đo thân nhiệt không thể sàng lọc người mắc Covid-19?

Những biện pháp phòng, chống dịch nếu không được thực hiện đúng có thể khiến Covid-19 lây lan nhanh hơn.

Trên thế giới, dịch Covid-19 đang bước vào giai đoạn phức tạp. Tại Mỹ, số ca nhiễm SARS-CoV-2 đã vượt mốc 5 triệu.

Bên cạnh việc không thực hiện các biện pháp y tế, nhiều chuyên gia cảnh báo phòng dịch sai cách cũng tạo tâm lý chủ quan, dễ lây lan bệnh trong cộng đồng.

Việc kiểm tra thân nhiệt là biện pháp nhiều nơi áp dụng để sàng lọc người có tình trạng sức khỏe bất thường. Tuy nhiên, cách này không thể phát hiện người mắc Covid-19.

Thống kê của CDC Mỹ vào đầu tháng 7 cho thấy, 40% người mắc Covid-19 không có triệu chứng. Trong hướng dẫn chính thức của WHO về bệnh viêm phổi mới do SARS-CoV-2 gây nên, Tổ chức Y tế thế giới cho biết có tới 80% trường hợp nhiễm trùng nhẹ hoặc không có triệu chứng cụ thể.

Điều đó có nghĩa họ sẽ không biểu hiện ho, sốt hay khó thở - các dấu hiệu điển hình ở người nhiễm SARS-CoV-2. Nhóm này vẫn có khả năng lây truyền bệnh sang cho người lành.


Sàng lọc người nhiễm SARS-CoV-2 bằng cách đo thân nhiệt không phải là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa Covid-19. (Ảnh: Y Kiện).

Khi dịch mới bùng phát tại Trung Quốc, vào tháng 2, WHO đã ban hành tài liệu khuyến cáo kiểm tra nhiệt độ với khách xuất, nhập cảnh không phải là biện pháp sàng lọc và ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan. Bởi những người đang trong thời gian ủ bệnh vẫn có thể lây lan virus.

Mặt khác, nếu gặp triệu chứng sốt, một số người có thể qua cửa đo thân nhiệt dễ dàng bằng cách uống thuốc như trường hợp của nam sinh người Hàn Quốc vào tháng 4. Yonhap đưa tin người này trở về từ Mỹ, vượt qua cửa an ninh sân bay nhờ cách sử dụng thuốc hạ sốt để trốn kiểm tra virus SARS-CoV-2.

TS Jerome Adams, Tổng y sĩ Mỹ, khuyến cáo người dân có thể tăng nguy cơ mắc Covid-19 nếu sử dụng khẩu trang sai cách. CNN dẫn lời ông Adams cho hay nhiều người có thói quen chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang, không che kín mũi, miệng. Cách sử dụng này khiến virus dễ bám và xâm nhập vào cơ thể.


Một người đàn ông Ấn Độ sử dụng khẩu trang vàng và cho rằng nó có thể phòng ngừa Covid-19. (Ảnh: The Bangkok Post).

Đưa khẩu trang xuống cằm cũng là sai lầm. Điều này khiến virus vẫn có khả năng phát tán ra môi trường. Không những vậy, nó tạo cơ hội cho vi khuẩn từ cổ, cằm theo khẩu trang tấn công niêm mạc mũi, chui vào cơ thể.

Cách đeo khẩu trang đúng cách để phòng tránh lây lan Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác:

  • Không đeo khẩu trang ngược mặt. Đối với khẩu trang y tế, đeo mặt có màu sẫm hơn ra ngoài, mặt có màu nhạt hơn hướng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên. Khi đeo phải che kín mũi, miệng.
  • Không dùng tay sờ vào bề mặt khẩu trang khi đang đeo.
  • Không bỏ khẩu trang khi giao tiếp, khi ho, hắt hơi nơi công cộng.
  • Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào dây đeo qua tai.

Không sử dụng khẩu trang bẩn. Đối với khẩu trang y tế, chỉ sử dụng một lần rồi bỏ vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Khẩu trang vải cần giặt hàng ngày bằng xà phòng trước khi tái sử dụng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News