Vì sao động đất ở Nepal có sức công phá lớn?

Cường độ và tính chất của vụ động đất cùng điều kiện địa hình là những yếu tố khiến cơn địa chấn ở Nepal gây ra rất nhiều thiệt hại về người và của.

Động đất ở Nepal

Theo The Guardian, một số yếu tố kết hợp với nhau đã làm cho trận động đất hôm qua ở Nepal trở thành một sự kiện có sức công phá lớn. Đầu tiên, đây là trận động đất 7,8 độ Richter, một trong những cơn địa chấn lớn nhất tại khu vực này trong 80 năm qua.


Đống đổ nát sau vụ động đất ở Nepal. (Ảnh: Reuters)

Thứ hai, đây là một vụ động đất nông, xảy ra tại điểm dưới mặt đất chỉ 11 km. Theo David Rothery, giáo sư địa chất hành tinh tại Đại học Mở, Anh, việc này gây ra hậu quả nghiêm trọng. "Động đất nông khiến việc rung chuyển tại bề mặt tồi tệ hơn động đất sâu", ông giải thích. "Tôi nhìn thấy hình ảnh những tòa nhà cũ xập xệ bị phá hủy tại Kathmandu. Tôi lo ngại rằng sạt lở đất có thể xảy ra tại khu vực miền núi này, phá hủy hoặc làm hư hại nhiều làng xa xôi, hẻo lánh".

Tuy nhiên, hầu hết khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất nằm trên nền đá vững chắc, Rothery nói. Điều này đã hạn chế mức độ rung chuyển, ngoại trừ tại vùng Bắc Ấn Độ gần biên giới Nepal, nơi cát và bùn trên bề mặt rung chuyển nhiều hơn đá rắn ở các nơi khác.


Sự dịch chuyển cua rmảng kiến tạo Ấn Độ về phía bắc qua hàng chục triệu năm. (Đồ họa: wikipedia.)

Nguyên nhân chính của vụ động đất là do các mảng kiến ​​tạo Ấn Độ di chuyển về phía bắc, vào Trung Á với tốc độ 5 cm một năm. Điều này dẫn đến việc đứt gãy ở vỏ trái đất và tác động đến dãy núi Himalaya. Hiện tượng này từng xảy ra một số lần trong khu vực, gồm trận động đất 8,2 độ Ritchter năm 1934 tại Bihar; vụ động đất 7,5 độ Richter tại Kangra năm 1905; và cơn địa chấn 7,6 độ Richter tại Kashmir năm 2005. Hai vụ sau là những trận động đất có số người thiệt mạng cao nhất tại Himalaya cho đến nay, giết hơn 100.000 người và khiến hàng triệu người vô gia cư.


Hàng trăm người chết sau khi trận động đất tồi tệ nhất trong 80 năm ở Nepal (YouTube)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Vàng được hình thành như thế nào?

Vàng được hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán

Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.

Đăng ngày: 17/02/2025
Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tìm hiểu về phong tục Mừng tuổi ngày Tết

Tục mừng tuổi đã là một phần không thể tách rời của văn hóa người Việt trong suốt lịch sử.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News