Đồ họa 3D mô phỏng va chạm địa tầng gây ra động đất
Hôm 2/4, một trận động đất cực mạnh với cường độ 8,2 độ richter đã làm rung chuyển cả vùng bờ biển Thái Bình Dương của Chile, làm ít nhất 5 người thiệt mạng trong khi những cơn sóng thần cao hơn 2m đã đổ ập vào bờ.
>>> Động đất mạnh 8,2 độ richter ở chile: Sóng thần đe doạ nhiều nước
Động đất chính là thảm họa thiên nhiên gây chết chóc và tàn phá khủng khiếp nhất thế giới. Bị gây ra bởi sự chuyển động của các mảng địa tầng trái đất, một số khu vực thường xuyên nằm trong tình trạng rủi ro này.
Hoạt động địa chất tập trung dọc các đứt gãy, các khu vực thuộc vết gãy của vỏ trái đất. Nó thường nằm gần các đỉnh chóp hoặc những đường ranh giới mảng trái đất.
Liên tục chuyển động, những mảng địa tầng khổng lồ này đôi lúc va chạm nhau, khiến mảng này nằm dưới mảng khác. Nguyên nhân mài xát này tạo nguồn năng lượng dọc các đường đứt gãy, để sau cùng trở nên bất ổn định và gẫy vỡ, gây ra sóng va chạm. Năng lượng được giải phóng được cảm giác như là một trận động đất.
Động đất tại Chile ngày 2/4. (Ảnh: abcnews)
Sau sự xóc nảy ban đầu, các cơn dư chấn có thể bùng phát khi các mảng địa chất liền kề điều chỉnh vào vị trí. Con người không thể quan sát được phần lớn những chuyển động dưới đất, nhưng đôi lúc, lại có một cơn chấn rung lớn xảy ra.
Nằm trong số những khu vực có hoạt động địa chất mạnh mẽ nhất thế giới gồm có: Châu Á, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, Bắc Phi và Châu Mỹ. Thang độ lớn mô men sẽ đánh giá cường độ rung chấn – hay giải phóng năng lượng – trong một trận động đất. Nó được phát minh để đo các cơn dư chấn lớn và tỏ ra chính xác hơn thang độ richter cũ hơn. Về mặt lý thuyết, không có giới hạn cho thang độ này, nhưng chưa bao giờ có một trận động đất nào mà cường độ đo được lại lớn hơn mức 9,5 richter ở Chile vào năm 1960.
Trong khi đó, thang cấp động đất châu Âu lại đánh giá dựa trên độ mạnh của dư chấn, nói cách khác, đó là những kết quả có thể xảy ra. Tổng cộng có 12 mức. Từ mức 1 là chỉ dấu cho biết chưa thể cảm nhận được động đất, trong khi mức 12 biểu thị sự thay đổi hoàn toàn theo chiều nằm ngang.
Khi một trận rung động lớn xảy ra, thang độ này sẽ hoạt động như là lời cảnh báo về những thảm họa thiên nhiên khác có thể khởi phát như lở đất, lở tuyết hay sóng thần.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
