Vì sao FIFA cấm dùng hơi cay trong bóng đá?

Luật bóng đá của FIFA cấm bắn hơi cay tại sân vận động, kể cả khi đó là biện pháp để trấn áp đám đông, kiểm soát an ninh.

Thông thường, bắn hơi cay là “hạ sách” chỉ được dùng đến khi không còn biện pháp nào khác, để giải quyết những vụ bạo động thật sự nghiêm trọng, ở không gian mở. Bắn hơi cay tại sân vận động là điều cực kỳ tai hại, là biện pháp không bao giờ được dùng đến, vì hậu quả khôn lường. 

Vì sao FIFA cấm dùng hơi cay trong bóng đá?
Bắn hơi cay tại sân vận động là điều cực kỳ tai hại.

Quy chuẩn an toàn của FIFA nêu rõ rằng "khí kiểm soát đám đông" không được mang hoặc sử dụng bên trong sân vận động bởi đội ngũ quản lý hoặc cảnh sát. Trong quá khứ, nhiều thảm kịch chết người đã xảy ra khi các nhà chức trách dùng hơi cay trấn áp bạo loạn trong sân vận động.

Vào ngày 9/5/2001 tại sân vận động Accra Sport (Ghana), 126 cổ động viên đã chết trong một vụ việc tương tự. Hai đội bóng thành công nhất của Ghana lúc bấy giờ, Accra Hearts of Oak và Asante Kotoko đối đầu nhau. Sau khi Accra ghi bàn phút cuối để thắng đối thủ đầy kịch tính, người hâm mộ Asante bắt đầu ném ghế và chai nước xuống sân. Cảnh sát sau đó phản ứng bằng việc bắn hơi cay vào đám đông, gây ra sự hoảng loạn.

Các cổng sân vận động được cho là đã bị khóa, dẫn đến sự giẫm đạp lẫn nhau giữa người hâm mộ. Một người hâm mộ tên Abdul Mohammed, bất tỉnh vì hơi cay và được cho là đã chết. Anh thậm chí đã được chuyển đến nhà xác và chuẩn bị đem đi chôn. Abdul sau đó bất ngờ tỉnh lại khi bị người khác giẫm lên chân.

Ngày 24/5/1964 tại sân Estadio Nacional (Peru), trong trận đấu giữa Peru và Argentina ở vòng loại Olympic 1964, hơn 300 cổ động viên thiệt mạng cũng ở tình cảnh gần tương tự. Cổ động viên Peru tràn xuống sân để phản đối quyết định của trọng tài, cảnh sát phản ứng bằng cách bắn hơi cay vào đám đông, gây ra sự hỗn loạn. Các trường hợp tử vong chủ yếu xảy ra do hiện tượng xuất huyết nội tạng vì bị giẫm đạp, hoặc ngạt thở.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nhiều người chỉ nhìn thấy tính xấu của bạn đời?

Vì sao nhiều người chỉ nhìn thấy tính xấu của bạn đời?

Nghiên cứu mới nhất cho thấy một người đang trải qua căng thẳng có nhiều khả năng chỉ nhìn thấy những tính xấu của bạn đời. Điều này đúng ngay cả đối với những cặp đôi mới cưới.

Đăng ngày: 03/10/2022
Tại sao nhiệt độ không có giới hạn trên nhưng lại có giới hạn dưới là độ không tuyệt đối?

Tại sao nhiệt độ không có giới hạn trên nhưng lại có giới hạn dưới là độ không tuyệt đối?

Để nghiên cứu rõ hơn bí ẩn về nhiệt độ, các nhà khoa học đã đưa ra định nghĩa về nhiệt độ, được chia thành trên 0 và dưới 0.

Đăng ngày: 01/10/2022
Vì sao cá biển sâu chịu được môi trường áp lực cao?

Vì sao cá biển sâu chịu được môi trường áp lực cao?

Các nhà khoa học Anh tìm thấy một chất hóa học giúp cá biển sâu duy trì mạng lưới phân tử nước trong tế bào để chống lại áp lực.

Đăng ngày: 30/09/2022
Vì sao mực nước biển dâng nhanh hơn dọc theo bờ biển Trung Quốc?

Vì sao mực nước biển dâng nhanh hơn dọc theo bờ biển Trung Quốc?

Mực nước biển dọc theo bờ biển Trung Quốc đang tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, với một số khu vực có mức tăng gần 5mm mỗi năm, theo dữ liệu vệ tinh và máy đo thủy triều.

Đăng ngày: 30/09/2022
Vì sao con người chỉ có duy nhất 1 lần thay răng suốt cuộc đời?

Vì sao con người chỉ có duy nhất 1 lần thay răng suốt cuộc đời?

Từ nghiên cứu về thói quen thay răng của một loài chuột túi nhỏ, nhiều dữ liệu về hàm răng con người có thể đã được khám phá ra.

Đăng ngày: 29/09/2022
Vì sao nhiều phi cơ vẫn bay qua khu vực bão Noru?

Vì sao nhiều phi cơ vẫn bay qua khu vực bão Noru?

Nếu hoạt động trên vùng mây bão, máy bay không bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu.

Đăng ngày: 29/09/2022
Tại sao trước khi bão đổ bộ thường xảy ra lốc xoáy nguy hiểm trên đất liền?

Tại sao trước khi bão đổ bộ thường xảy ra lốc xoáy nguy hiểm trên đất liền?

Lốc xoáy sinh ra từ các cơn bão nhiệt đới đặc biệt nguy hiểm vì chúng có xu hướng hình thành rất nhanh, đôi khi chỉ một hoặc hai phút và di chuyển với tốc độ trung bình khoảng 40-60 km/h.

Đăng ngày: 28/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News