Vì sao chúng ta dễ buồn chán vào cuối thu, đầu đông?

Cuối thu – đầu đông kéo nền nhiệt độ xuống thấp, không có nắng, ánh sáng ban ngày thì mờ nhạt, khiến nhiều người giật mình phát hiện bị buồn chán, sợ hãi không rõ nguyên nhân.

Vì sao chúng ta hay buồn khi thời tiết vào cuối thu - đầu đông?

"Bết bát" tâm hồn cuối thu - đầu đông do đâu?

Rất nhiều người vào cuối mùa thu - đầu mùa đông thường có biểu hiện mệt mỏi, chán chường mọi chuyện, suy nghĩ làm việc chậm chạp, ngại đi lại, ăn ngủ nhiều, nhanh tiêu hao năng lượng, khó tập trung, không muốn làm việc gì khi thức dậy buổi sáng…

Theo bác sĩ Lê Quân (Phòng khám Trần Khát Chân, Hà Nội) , đây là các biểu hiện về tinh thần, thể chất của chứng rối loạn tình cảm, khiến nhiều người dễ rơi vào tình trạng sầu buồn, sợ hãi… mà không hiểu vì sao, và có người triệu chứng còn nghiêm trọng hơn.


Hội chứng trầm cảm theo mùa là một dạng bệnh lý đặc biệt.

Y học gọi đó là chứng trầm cảm theo mùa, rối loạn cảm xúc theo mùa – một dạng rối loạn khí sắc thường xảy ra lúc giao mùa thu – đông, khi đất trời có nhiều vận động thay đổi, ánh sáng yếu ớt khiến cơ thể con người thiếu tổng hợp vitamin D (hấp thu qua da), thiếu hụt chất Tryptophan (chất tạo ra Serotonin – thứ hoóc môn chống trầm cảm), nhưng lại kích thích sản xuất chất Melatonin (thúc đẩy giấc ngủ) - gây ra rối loạn tình cảm, tác động lớn đến tinh thần như suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt…

Khoa học đã chứng minh, thời tiết chuyển mùa hay có cảm giác mệt mỏi, chán nản, thờ ơ và không có hứng thú làm gì, nhất là lúc ngủ dây, vừa ngái ngủ, vừa co ro trong bầu không khí lạnh lẽo, u ám…

Chứng bệnh tinh thần này ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, được các bác sĩ gọi này là SAD - hội chứng trầm cảm theo mùa.

Các chuyên gia tâm lý cũng cho đây là triệu chứng điển hình về tinh thần của một người bị rối loạn tình cảm theo mùa, và có ít nhất 20% số dân số từng có biểu hiện thay đổi về tình cảm theo mùa.

Chớ coi thường

Theo bác sĩ Lê Quân, chứng trầm cảm theo mùa nguyên nhân do thay đổi lượng ánh sáng giữa các mùa, dân vùng phía Bắc hay mắc hơn vào thời điểm cuối thu – đầu đông. Các nhà khoa học phân tích, ánh sáng mặt trời đi vào não qua đôi mắt, kích thích sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh Serotonin - chất hỗ trợ hoạt động của tế bào thần kinh và tâm trạng.

Vì vậy chứng trầm cảm theo mùa dịp cuối thu - đầu đông được y khoa coi là dạng bệnh lý đặc biệt, và người dân chớ coi thường bởi có thể bị ảnh hưởng lớn đến học tập, làm việc nhiều tháng cuối thu, mùa đông và cả những ngày mưa phùn mùa xuân lạnh lẽo. Cá biệt còn có thể khiến con người rơi vào tuyệt vọng, hoặc có những suy nghĩ tiêu cực, bất lợi cho chính mình.


Bức ảnh Hà Nội vào thu.

Hội chứng trầm cảm theo mùa khiến con người luôn mắc kẹt cảm xúc vào thời điểm cuối thu - đầu đông, với cảm giác buồn bã, sầu muộn… có nhiều điểm chung với trầm cảm nên dễ bị nhầm. Điểm khác biệt của hội chứng này có tính chất chu kỳ rõ rệt, khi hết mùa lạnh u ám cũng hết bị ảnh hưởng, người mắc lại có sức khỏe tâm lý bình thường.

Triệu chứng của trầm cảm theo mùa: Dễ cáu gắt, lo lắng, buồn rầu, ủ rũ, động tác chậm chạp, buồn ngủ, ăn nhiều và thích các món nhiều tinh bột như bánh mì, bánh bao… và đương nhiên sẽ tăng cân. Các triệu chứng trên chỉ xuất hiện khi vào mùa, và tự biến mất khi hết mùa theo chu kỳ.

Ai dễ mắc?

Ai cũng có thể mắc chứng trầm cảm theo mùa và mắc kẹt cảm xúc cuối thu - đầu đông vào thời điểm ánh sáng yếu, nhưng nguy cơ cao hơn gồm:

  • Nữ dễ mắc hơn nam.
  • Độ tuổi hay mắc từ 15-55, tuổi càng cao nguy cơ càng giảm.
  • Người sống ở miền Bắc dịp cuối thu - đầu đông dễ mắc hơn người ở phía Nam (vì thời gian có ánh sáng rất ít và có sự thay đổi đột ngột mức độ ánh sáng giữa các mùa trong năm).
  • Gia đình có người thân từng bị ảnh hưởng của chứng bệnh này.

Tuy nhiên, trầm cảm theo mùa không đáng sợ như nhiều người lo lắng, nó sẽ tự hết khi mùa xuân đến có nắng nhiều hơn.


Người mắc bệnh trầm cảm theo mùa sẽ có những dấu hiệu trầm cảm theo chu kỳ. (Ảnh: Shutterstock).

Cách khắc phục trầm cảm theo mùa

Tích cực ra không gian ngoài trời

Theo website khoa học Technogym, đối với một số người, số giờ ánh sáng ban ngày giảm đi có thể dẫn đến tâm trạng u uất và có thể tác động tiêu cực đến tâm trạng chung của họ.

Việc thiếu ánh nắng mặt trời dẫn đến sự thiếu hụt tia UV cần thiết cho cơ thể sản xuất vitamin D để tăng cường sức khỏe của xương và serotonin giúp cơ bắp thư giãn, cân bằng nhịp sinh học.

Để giúp bù đắp những tác động tiêu cực có thể xảy ra này, các chuyên gia tâm lý những người bị chứng trầm cảm theo mùa nên năng ra ngoài trời và dành thời gian dài dưới ánh sáng tự nhiên ban ngày, để cơ thể họ có thể tiếp tục sản xuất melanin vào ban đêm. Đó là chìa khóa để có giấc ngủ chất lượng hơn, cân bằng nội tiết tố.

Cân bằng cơ thể và tâm trí

Technogym báo cáo trong mùa thu, nhiều người rơi vào tình trạng buồn bã với các triệu chứng như mệt mỏi, khó tập trung, buồn nôn, thờ ơ và cáu kỉnh khi phản ứng với sự thay đổi của mùa.

Các chuyên gia tâm lý khuyên những người rơi vào tình trạng này nên thử đèn bắt chước ánh sáng mặt trời cho không gian trong nhà.

Ngoài ra, việc hoạt động thể chất cũng rất hiệu quả trong việc nâng cao tâm trạng, tăng mức năng lượng của bạn. Chỉ cần làm việc nhà, làm vườn hoặc đi dạo nhẹ nhàng đều có thể giúp ích.

Nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục ngoài trời, chẳng hạn đạp xe hoặc chạy bộ, có thể có hiệu quả như thuốc chống trầm cảm trong việc điều trị trầm cảm nhẹ đến trung bình.

Phương pháp kết hợp tự chăm sóc cả tinh thần và thể chất rất quan trọng trong giai đoạn này. Bằng cách chú ý cẩn thận đến tâm trạng và cảm xúc, những người bị trầm cảm theo mùa có thể đảm bảo rằng mình luôn lạc quan, không để bản thân bị nỗi buồn lấn át.

Thay đổi kết hợp

Để thực hiện kiểu chăm sóc bản thân này, mọi người có thể quyết định kết hợp một hoạt động mới vào thói quen mùa thu của họ. Hãy để tâm trí bạn gợi ý một số ý tưởng, bao gồm tham dự sự kiện thể thao mùa thu, ăn rau quả theo mùa tốt cho sức khỏe, uống các loại trà mới, ngắm nhìn màu sắc thiên nhiên của mùa thu, ôm ấp trong chiếc chăn ấm áp hoặc tận hưởng hít thở không khí mùa thu lạnh giá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 28/06/2025
Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần

Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Đăng ngày: 27/06/2025
Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí

Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Đăng ngày: 26/06/2025
Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung

Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Đăng ngày: 26/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News