Tại sao các nhà khoa học lấy đất trên Mặt trăng đem về Trái đất còn ở sao Hỏa thì không?

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người có thể dễ dàng tiếp cận với vũ trụ. Chúng ta vẫn biết rằng Trái đất là một hành tinh thuộc Hệ Mặt trời. trong Hệ Mặt trời có 8 hành tinh nhưng Trái đất là hành tinh duy nhất có sự sống. Trên Trái đất có rất nhiều loài sinh vật bao gồm: Sinh vật biển, sinh vật sống trên cạn, sinh vật lưỡng cư và vi sinh vật… Trong đó loài người là sinh vật thông minh nhất.

Phát hiện nguồn năng lượng từ Mặt trăng

Sau nhiều năm phát triển, loài người cuối cùng đã bước ra khỏi Trái đất để khám phá những hành tinh xung quanh. Tuy nhiên, loài người cũng mới chỉ khám phá nhiều nhất là Hệ Mặt trời. Trong lịch sử loài người, Mặt trăng là thiên thể gần nhất với Trái đất là cũng là nơi được nhiều phi hành gia "ghé thăm" nhất.

Tại sao các nhà khoa học lấy đất trên Mặt trăng đem về Trái đất còn ở sao Hỏa thì không?
Mặt trăng là thiên thể gần nhất với Trái đất là cũng là nơi được nhiều phi hành gia "ghé thăm" nhất. (Ảnh: Baidu)

Tàu thăm dò Thường Nga 5 của Trung Quốc đã hạ cánh thành công lên Mặt trăng cách đây không lâu đồng thời mang theo mẫu vật đất và đá Mặt trăng về Trái đất. Tàu thăm dò Thường Nga 5 quay trở về Trái đất vào ngày 17/12/2020 với 1.731 gram mẫu vật. Cơ quan Quản lý Không gia Quốc gia Trung Quốc (CNSA) đã giao một số mẫu vật cho 13 tổ chức để nghiên cứu.

Sau khi phân tích, các nhà khoa học đã kết luận rằng Mặt trăng vẫn là núi lửa từ cách đây 2 tỷ năm. Họ cũng đã phát hiện ra một nguồn năng lượng rất quan trọng trên Mặt trăng từ những mẫu vật này. Nguồn năng lượng này là heli-3. Nhiều người có thể không biết vai trò của heli-3 là gì. Heli-3 là một đồng vị heli nhẹ, không phóng xạ với hai proton và một neutron. Nhiều nhà khoa học cho rằng heli-3 là nguồn năng lượng trong tương lai. Heli-3 có thể ứng dụng nhiều trong cuộc sống và một trong số đó là nguồn năng lượng nhiệt hạch.

Họ cho biết heli-3 có thể cung cấp năng lượng hạt nhân an toàn hơn trong lò phản ứng nhiệt hạch. Bởi vì không giống như các phản ứng tổng hợp hạt nhân khác, phản ứng tổng hợp của các nguyên tử heli-3 giải phóng ra một năng lượng rất lớn mà không khiến vật liệu xung quanh bị nhiễm phóng xạ.

Tại sao các nhà khoa học lấy đất trên Mặt trăng đem về Trái đất còn ở sao Hỏa thì không?
Từ những mẫu vật lấy được từ Mặt trăng, các nhà khoa học đã tìm ra nguồn năng lượng mới. (Ảnh: Baidu)

Các nhà khoa học đã ước tính trữ lượng heli-3 trên Trái đất chỉ đạt khoảng 500 kg, trong khi đó ở Mặt trăng có chứa ít nhất là 1 triệu tấn heli-3. Nguồn heli-3 ở Mặt trăng sẽ cung cấp đủ năng lượng cho loài người trên Trái đất tới hơn 10.000 năm. Trong nhiều thập kỷ qua, các lò phản ứng nhiệt hạch của loài người đang bị mắc kẹt với nhiều trở ngại khác nhau về công nghệ. Vì thế, nguồn cung cấp heli-3 dồi dào từ Mặt trăng chính là yếu tố quan trọng giúp cho "cuộc chơi" thay đổi.

Sở dĩ Mặt trời có thể cháy trong 10 tỷ năm là bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân trong lõi của nó. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Mặt trời tổng hợp hạt nhân của hydro thành heli. 4 hạt nhân hydro bên trong lõi Mặt trời hợp nhất thành 1 nguyên tử heli. Mỗi giây Mặt trời tổng hợp khoảng 600 triệu tấn hydro thành heli trong lõi và kết quả là 4 triệu tấn vật chất được chuyển hóa thành năng lượng.

Tại sao các nhà khoa học lấy đất trên Mặt trăng đem về Trái đất còn ở sao Hỏa thì không?
Không chỉ khai thác tài nguyên trên Mặt trăng, các nhà khoa học còn có dự định tìm kiếm trên sao Hỏa và sao Kim. (Ảnh:Baidu)

Mỗi khi 4 hạt nhân hydro bên trong lõi Mặt trời hợp nhất thì khối lượng của nó sẽ mất đi 0,0276 đơn vị, tương đương với mất đi 0,0069 đơn vị/ 1 gram hydro. Khối lượng bị mất đi này sẽ được chuyển hóa thành năng lượng và sau đó được các thiên thể khác hấp thụ. Năng lượng mà Trái đất có thể nhận được trong 1 giây từ Mặt trời là khoảng 2,2 tỷ điểm.

Các nhà khoa học cho biết, chúng ta không nên đánh giá thấp 2,2 tỷ điểm năng lượng mà Trái đất nhận được từ Mặt trời bởi con số này tương đương với tổng năng lượng thu được từ việc đốt cháy 1 triệu tấn than trên Trái đất. Vì vậy, năng lượng tạo ra bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân là rất lớn. Đó cũng là lý do vì sao các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu phản ứng tổng hợp hạt nhân có thể điều khiển được.

Nguy cơ từ các mẫu vật tìm thấy trên sao Hỏa

Trong tương lai, với sự tiến bộ của công nghệ, con người có thể dễ dàng khai thác những nguồn tài nguyên trên Mặt trăng, thậm chí là cả sao Hỏa và sao Kim. Tuy nhiên, nhiệt độ bề mặt của sao Kim là khoảng 460 độ C. Ở nhiệt độ cao như vậy, sự sống hoàn toàn không thể tồn tại được. Vì vậy, các nhà khoa học quyết định chuyển việc khai thác năng lượng sang sao Hỏa bởi môi trường của hành tinh này tốt hơn sao Kim nhiều.

Thế nhưng trước hết họ cũng phải lấy mẫu vật từ sao Hỏa về nghiên cứu. Cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã lên kế hoạch đưa đất và đá từ sao Hỏa về Trái đất. Dù vậy, một số nhà khoa học lại lên tiếng phản đối vì họ cho rằng virus ngoài hành tinh cũng có thể qua các mẫu vật này mà xâm nhập và gây hại cho Trái đất.

Tại sao các nhà khoa học lấy đất trên Mặt trăng đem về Trái đất còn ở sao Hỏa thì không?
Các nhà khoa học lo ngại rằng vật thể sống trên bề mặt sao Hỏa có thể gây hại cho Trái đất nếu đem mẫu vật về. (Ảnh: Baidu)

Họ đưa ra lý lẽ rằng tuy ngày nay sao Hỏa lạnh giá nhưng nó giống với Trái đất lúc ban đầu. Địa mạo trên sao Hỏa ghi lại hoạt động của nước bề mặt lỏng, có lẽ sớm nhất là 3,9 tỉ năm trước. Và nước vẫn luôn được họ coi là khởi nguồn của sự sống.

Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Amy Williams của NASA đã xác định được điểm tương đồng giữa miệng hố va chạm Jezero trên Sao Hỏa thực sự từng là một đồng bằng sông trù phú, y hệt các đồng bằng sông của Trái Đất. Hình dạng của 3 lớp dưới cùng cho thấy sự hiện diện của dòng nước ổn định từ rất sớm. Họ đã kết luận rằng sao Hỏa từng đủ ấm và đủ ẩm để hỗ trợ chu kỳ thủy văn 3,7 tỉ năm trước.

Ngoài ra, việc phát hiện một hồ nước bên dưới chỏm băng ở cực nam và khí metan trong khí quyển sao Hỏa (thay đổi theo mùa và thậm chí cả thời gian trong ngày) càng chứng tỏ sao Hỏa trở thành có sự sống. Metan rất quan trọng vì nó có thể được tạo ra bởi các quá trình sinh học.

Tại sao các nhà khoa học lấy đất trên Mặt trăng đem về Trái đất còn ở sao Hỏa thì không?
Dù họ cho rằng nguy cơ này thấp nhưng không phải không có khả năng. (Ảnh: Baidu)

Nhiều nhà khoa học đã nhắc nhở NASA rằng họ cần phải chắc chắn rằng không có bất cứ loại virus không gian nào có thể lây nhiễm tới Trái Đất. Ông Peter Doran, một nhà địa chất tại Đại học bang Louisiana cho biết: "Tôi nghĩ rằng xác suất có vật thể sống trên bề mặt sao Hỏa là rất thấp. Nhưng vẫn phải đề phòng mọi khả năng".

Đáp lại nghi ngờ này của nhiều nhà khoa học, NASA cho biết họ sẽ không bỏ qua các cảnh báo nguy hiểm dù là nhỏ nhất. Cơ quan vũ trụ đã và đang kế hoạch đưa các mẫu đá trở lại Trái đất vào đầu năm 2030. NASA cũng tuyên bố sẽ khử trùng mọi mẫu vật, kể cả các vật chứa hoặc vật tiếp xúc từng được sử dụng trên sao Hỏa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?

Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng mùi hương đặc biệt của chuối khiến chuột đực trở nên căng thẳng.

Đăng ngày: 01/06/2022
Tại sao thời gian chậm lại khi bạn tiến gần đến hố đen?

Tại sao thời gian chậm lại khi bạn tiến gần đến hố đen?

Hố đen là một hiện tượng vũ trụ kỳ bí và thú vị, thách thức mọi định luật vật lý.

Đăng ngày: 01/06/2022
Tại sao Nepal được coi là

Tại sao Nepal được coi là "tử địa" của máy bay chở khách?

Thời tiết bất thường và địa hình đồi núi hiểm trở là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn máy bay ở Nepal.

Đăng ngày: 01/06/2022
Tại sao thỉnh thoảng chó lại có hiện tượng co giật trong khi ngủ?

Tại sao thỉnh thoảng chó lại có hiện tượng co giật trong khi ngủ?

Một ngày nọ, June - chú chó chăn cừu Đức của Wudan Yan sau khi nằm phịch xuống sàn ngái ngủ, thì bỗng những chiếc chân to mịn của nó bắt đầu cựa quậy như thể đang đá vào không trung.

Đăng ngày: 31/05/2022
Tại sao nhà soạn nhạc Beethoven lại bị điếc?

Tại sao nhà soạn nhạc Beethoven lại bị điếc?

Ludwig van Beethoven là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Đăng ngày: 31/05/2022
Vì sao người Nhật thực hiện nghi thức tang lễ cho một cây măng tre?

Vì sao người Nhật thực hiện nghi thức tang lễ cho một cây măng tre?

Kyoto nổi tiếng là thành phố văn hóa nhất ở Nhật Bản, nơi mọi người đều cảm thấy việc sống hài hòa và tôn trọng thiên nhiên là điều tất nhiên.

Đăng ngày: 28/05/2022
Tại sao con người nói được mà vượn thì không?

Tại sao con người nói được mà vượn thì không?

Con người có một trình tự duy nhất của hai axit amin trong gene FOXP2 nằm trên nhiễm sắc thể số 7. Gene FOXP2 này điều chỉnh sự phát triển của các cấu trúc não quan trọng đối với các cử động của giọng nói giúp có thể nói được.

Đăng ngày: 28/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News