Vì sao gần 50% sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng thất bại?
Sau 60 năm Liên Xô "hạ cánh mềm" xuống Mặt trăng, các cuộc đổ bộ lên Mặt trăng nói chung vẫn còn nhiều may rủi và đã có nhiều thất bại trong những năm gần đây.
Trang tin The Conversation đặt ra hàng loạt câu hỏi: Tại sao có những nhiệm vụ thất bại? Có thể rút ra được bí quyết thành công nào trong sứ mệnh không gian?
Chạy đua lên Mặt trăng
Cho đến nay, Mặt trăng là thiên thể duy nhất mà con người đã ghé thăm. Đương nhiên con người ghé Mặt trăng trước vì nó là hành tinh gần chúng ta nhất, ở khoảng cách 400.000km.
Tuy nhiên chỉ có 4 quốc gia đạt được thành công “hạ cánh mềm” - cuộc hạ cánh mà tàu vũ trụ còn tồn tại - trên bề mặt Mặt trăng.
Các nước ồ ạt đổ về Mặt trăng - (Ảnh: AFP).
Liên Xô là quốc gia đầu tiên. Luna 9 (Mặt trăng 9) đã hạ cánh an toàn xuống Mặt trăng gần 60 năm trước, vào tháng 2-1966.
Bốn tháng sau Luna 9, người Mỹ cho Surveyor 1 đáp xuống đại dương bão tố của Mặt trăng vào tháng 6-1966.
Trung Quốc là quốc gia tiếp theo tham gia "câu lạc bộ Mặt trăng" với tàu Chang'e 3 vào năm 2013.
Và bây giờ Ấn Độ cũng đã đến Mặt trăng với tàu Chandrayaan-3.
Các sứ mệnh từ Nhật Bản, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Israel, Nga, Cơ quan Vũ trụ châu Âu, Luxembourg, Hàn Quốc và Ý cũng đã đạt được một số "thước đo thành công" với các chuyến bay ngang qua quỹ đạo Mặt trăng.
Sự cố không phải là hiếm
Vào ngày 19-8-2023, cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos thông báo rằng “liên lạc với tàu vũ trụ Luna 25 đã bị gián đoạn”. Nỗ lực liên lạc với tàu vũ trụ vào ngày 20-8 đã không thành công, khiến Roscosmos xác định Luna 25 đã bị rơi.
Thất bại của Luna 25 gợi lại hai vụ tai nạn Mặt trăng nổi tiếng vào năm 2019.
Vào tháng 4-2019, tàu đổ bộ Beresheet của Israel đã hạ cánh sau khi con quay hồi chuyển bị hỏng trong quá trình phanh và đội điều khiển mặt đất mất liên lạc.
Và vào tháng 9-2019, Ấn Độ đã đưa tàu đổ bộ Vikram xuống bề mặt Mặt trăng, nhưng nó đã không thể "sống sót" sau cuộc đổ bộ.
Không gian vẫn đầy rủi ro
Sứ mệnh không gian là một công việc mạo hiểm. Chỉ hơn 50% cuộc đổ bộ xuống Mặt trăng thành công.
Ngay cả các vệ tinh nhỏ bay lên quỹ đạo Trái đất cũng chỉ đạt mức thành công trong khoảng 40 - 70%.
Tại sao rất nhiều sứ mệnh không có người lái lại thất bại?
Có hàng loạt lý do: khó khăn về công nghệ, thiếu kinh nghiệm và thậm chí cả bối cảnh chính trị của từng quốc gia.
Tuy nhiên có một thực tế: các vụ phóng tên lửa vào không gian không phổ biến lắm trong kế hoạch của các quốc gia.
Thế giới có khoảng 1,5 tỉ xe hơi và 40.000 máy bay. Ngược lại, trong lịch sử hàng không vũ trụ chưa đến 20.000 lần tên lửa các loại phóng vào không gian.
Rất nhiều thứ vẫn còn trục trặc với máy bay dân dụng ngày nay và cả trong thế giới giao thông đường bộ.
Vì vậy, sẽ không thực tế nếu đòi hỏi các chuyến bay vào vũ trụ sẽ nhanh chóng giải quyết được mọi vấn đề, cho dù đó là giai đoạn phóng tên lửa hay giai đoạn hiếm hoi hơn là cố gắng hạ cánh xuống một thế giới xa lạ.
Để có thể thực hiện được những chuyến du hành vũ trụ ở khoảng cách xa, trong thời gian dài, có rất nhiều việc cần giải quyết.
Một số vấn đề dường như có thể sớm xử lý được, chẳng hạn như che chắn bức xạ tốt hơn, tự duy trì hệ sinh thái, robot tự động, trích xuất không khí, nước, và vấn đề không trọng lực.
Nếu xem việc lên Mặt trăng vì một sứ mệnh nghiên cứu, nhà khoa học sẽ có thời gian lùi lại xem xét cẩn trọng trong từng chi tiết, chắc chắn như thế sẽ tốt hơn là đặt cược vào cuộc chạy đua sức mạnh chính trị, theo trang The Conversation.

Vì sao 600 năm qua mái cung điện Tử Cấm Thành chưa bao giờ thấy vết phân chim?
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh là cung điện tráng lệ, chứa đựng lịch sử của Trung Quốc qua bao đời nay.

Vì sao một hang động được con người đốt đuốc suốt 41.000 năm?
Một hang động ở miền nam Tây Ban Nha đã được con người đốt đuốc ghé thăm liên tục trong 41.000 năm, điều gì đã thu hút họ?

Tại sao “nơi sinh” lại là thông tin quan trọng trên hộ chiếu?
Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên trên thế giới có mẫu hộ chiếu không ghi thông tin nơi sinh.

Vì sao ăn rau muống lại gây sẹo lồi?
Nhiều người không dám ăn rau muống vì sợ nó sẽ gây ra tình trạng sẹo lồi, liệu điều này có đúng không?

Tại sao người Inuit lại có tập tục trao đổi vợ?
Xã hội của người Inuit, với truyền thống văn hóa phong phú và cấu trúc xã hội độc đáo, từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà nhân chủng học và nhà nghiên cứu.

Tại sao có loại nấm độc, có loại không?
Theo các nhà nghiên cứu, một số loại nấm sản sinh chất độc để khỏi bị ăn thịt, để có thể sinh sôi.
