Vì sao giám đốc NASA phải ‘về vườn’?
Werner von Braun - người chế tạo bom V-1, V-2 cho phát xít Đức bị Mỹ bắt được khi giải phóng Berlin và từ một tù binh chiến tranh trở thành tổng công trình sư số 1 chỉ huy việc thiết kế tên lửa cho NASA. Nhưng vì sao bỗng nhiên ông ta bị sa thải? Và trước ông, vì lý do gì cả đương kim giám đốc của NASA dạn dày kinh nghiệm, James Webb phải về vườn?
Có nhiều bằng chứng là Mỹ có hai Chương trình Mặt trăng song song với nhau và việc “bịa ra” các tư liệu và hình ảnh còn dễ hơn là bay lên Mặt trăng thực sự. Theo giả thuyết của Tiến sĩ Toàn lý, giáo sư Alexandr Popov, tác giả cuốn “Người Mỹ lên Mặt trăng - Bước đột phá vĩ đại hay vụ lừa đảo vũ trụ”, chúng tôi xin trình bày quá trình của sự kiện này.
Tổng công trình sư thiết kế chế tạo Saturn-5 Werrner von Braun. Ảnh: NASA.
Những người Mỹ đầy tính thực dụng lập tức xem xét Chương trình Mặt trăng của mình theo hai hướng: phương hướng chính là bay thực sự và phương hướng dự phòng là “đóng kịch”. Song song với việc nghiên cứu một chiếc tên lừa thật là “Saturn-5” cũng chuẩn bị một tên lửa mô phỏng.
Có lẽ lúc đầu họ cố gắng theo phương án thứ nhất. Nhưng do những thất bại liên tiếp, khoảng từ năm 1966, phương án “mô phỏng” thắng thế, bắt đầu được chuẩn bị ngày càng tích cực. Từ đó trở đi, kinh phí dành cho phương án thứ nhất bị cắt giảm, dẫn tới giải tán hàng loạt các bộ phận chịu trách nhiệm tiến hành các khâu thực thi việc thiết kế chế tạo thực sự những gì cần thiết cho chuyến bay.
Để bảo đảm bí mật cho những việc dựng lên những chuyến bay giả vào năm 1967, người ta đã “gạt ra ngoài lề” tất cả những người đối lập ra khỏi đội ngũ, không để tham gia vào Chương trình bí mật.
Theo Nghị quyết của BCHTƯ ĐCS và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô từ ngày 3/8/1964 thì vào nửa đầu năm 1967 họ sẽ thực hiện kế hoạch bay quanh Mặt trăng. Trong thực tế, Liên Xô đã có những sự chuẩn bị cần thiết để bay, tuy chậm mất 2 năm, vào nửa đầu năm 1969. Mỹ tỏ ra vô cùng bối rối và lo lắng trước một điều chắc chắn sẽ xảy ra. Họ hiểu rất rõ tình thế bất lực của mình, không thể tổ chức một chuyến bay đơn giản dù chỉ ngang qua Mặt trăng thôi, trong khi Liên Xô đã rất gần với một chuyến bay có người lái quanh Mặt trăng.
Vì thế, năm 1967, người Mỹ dồn toàn bộ sức lực vào việc thực hiện phương án lập hiện trường giả và phải loại trừ tất cả các yếu tố cản trở phương án này, bao gồm cả việc thanh trừng những người không cùng cánh và loại bỏ họ một cách triệt để.
Ngày 16-7-1969, phóng tàu Apollo-11. Ảnh: NASA.
Sau vụ phóng thử nghiệm “Saturn-5” vào ngày 4/4/1968 bị thất bại, tất cả công việc chuyển hoàn toàn sang phương án tạo hiện trường giả. Các hoạt động theo hướng chuẩn bị cho các chuyến bay thực sự hoàn toàn bị bãi bỏ.
Trong giai đoạn mới, chương trình cần những người lãnh đạo mới để thực hiện mục tiêu một cách cương quyết. Yêu cầu chủ yếu là phải biết cách tiến hành các chiến dịch phô trương và “bịa y như thật” với quy mô chưa từng có. Những người lãnh đạo “già nua”, cứ băn khoăn về việc tiến hành các chuyến bay lên Mặt trăng một cách thực sự cần đưa ra khỏi đội ngũ.
Một số người, kể cả Tổng giám đốc James Edwin Webb, đứng đầu NASA đã 7 năm, dày dạn kinh nghiệm và có mặt từ đầu Chương trình Mặt trăng cũng bị cho là có thể “không có lợi” cho mục tiêu và bị đẩy về hưu. Chức vụ lãnh đạo NASA trong thời kỳ này được trao cho Payne.
Sau sự ra đi của Webb, chưa đấy 2 năm sau đến lượt người lãnh đạo nổi tiếng đã vắt cạn sức mình cho Chương trình Apollo “cũ” là Tổng công trình sư Werrner von Braun phải về vườn. Dự kiến của ông là thực hiện đến cùng chuyến bay thực sự lên Mặt trăng, tuy nhiên điều này không phù hợp với lợi ích của tầng lớp cầm quyền nước Mỹ.
Cựu tổng giám đốc James Edwin Webb.
Việc phóng tên lửa khổng lồ Saturn-5 “rất hiệu quả” lên Mặt trăng đã được trình diễn một cách ngoạn mục trước các chuyên gia, khán giả truyền hình trên toàn thế giới. Thực ra, đó là một cuộc phóng tên lửa giả.
Các nhà du hành vũ trụ thể hiện những chuyến diễu hành của họ: bước lên tên lửa để đi vào con tàu mà thực ra nó không hề rời khỏi mặt đất. Các tên lửa “Mặt trăng” thậm chí chẳng lên nổi quỹ đạo quanh Trái đất mà nổ và rơi tan tác xuống Đại Tây dương.
Sau khi dàn dựng chuyến bay lên Mặt trăng, Mỹ dàn dựng tiếp những vụ con tàu từ Mặt trăng trở về và hạ cánh xuống mặt nước tại một vùng ở Thái Bình Dương. Trong suốt thời gian này, NASA dùng tàu “Surveyor-X” để dựng cảnh đỗ trên Mặt trăng và tàu “Orbiter-X” để giả cảnh khi tàu vũ trụ bay quanh Mặt trăng.
Họ chuẩn bị từ trước những phóng sự truyền thanh và truyền hình với nội dung phù hợp với tất cả các tin tức viết sẵn để phát đúng vào thời gian xảy ra sự kiện. Khi các nhà du hành trở về họ tung ra các tư liệu ảnh và phim được làm sẵn tại các xưởng phim dưới mặt đất và thu hình nhờ các vệ tinh tự động của Mặt trăng cũng như các vệ tinh bay quanh mặt đất ở những độ cao xác định.
Sự dàn dựng rất tỉ mỉ chiến dịch này tạo ra những dư luận xã hội rộng rãi về trạng thái phồn vinh và đầy hưng phấn của nước Mỹ, nhằm gây ra cho đối thủ (tức Liên Xô) một áp lực rất lớn về mặt tinh thần.
Quả thật, áp lực tâm lý đè nặng lên các nhà lãnh đạo Liên Xô ở tất cả mọi phía có thể. Những “thành tựu phi thường của Mỹ” tác động mạnh đến tất cả các phương tiện truyền thông, đến giới ngoại giao Liên Xô được mời tới các sân bay vũ trụ của Mỹ, chứng kiến sự xuất phát của các “tên lửa Mặt trăng”. Mỹ còn tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các nhà du hành vũ trụ Mỹ và Liên Xô để khuếch trương thanh thế.
Một chi tiết không kém phần quan trọng là vào đúng ngày “lần đầu tiên, bàn chân của con người đặt lên Mặt trăng”, họ cho tất cả các báo in màu (đây cũng là một thành công rất mới mẻ của ngành ấn loát). Họ lập ra một kênh liên lạc bất thường, tựa như đường dây nóng “Nhà Trắng – Kremlin” để thông bào “những sự kiện trọng đại” cho lãnh đạo Liên Xô.
Sau đó,họ định hướng lại cho các phương tiện truyền thông làm giảm sự chú ý của dư luận quần chúng đến những chuyến bay của Apollo để bảo đảm lối thoát cho Mỹ ra khỏi vở kịch tạo hiện trường giả này.
Sau khi hoàn thành Chương trình Apollo đầy ấn tượng, NASA lại gấp rút phóng Skylab cũng lại là một sản phẩm giả của trạm quỹ đạo hạng nặng. Trạm này được dùng để xoá sạch những nghi ngờ cuối cùng của các chuyên gia Liên Xô về sự tồn tại của tên lửa “Saturn-5” của Mỹ.
Trạm vũ trụ “Skylab” đang bay.
Suốt từ thời gian hoàn thành chuyến bay lên Mặt trăng và đến tận bây giờ, các phương tiện tuyên truyền của Mỹ và những người ủng hộ họ ở các nước khác vẫn liên tục tán dương những “thành tựu chinh phục Mặt trăng” đáng hổ thẹn này. Người ta vẫn viết về chúng trên báo chí, phát trên truyền hình và chiếu những bộ phim của NASA ca tụng người Mỹ đã bay lên Mặt trăng.
Nói tóm lại, NASA đã thực hiện được một cú lừa ngoạn mục mà đại đa số nhân loại coi là sự thật 100%. Người Mỹ đã hoàn thành được một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, chỉ được phép mắc các sai lầm ở mức tối thiểu. Những ai hoài nghi phải bỏ công ra phân tích tỉ mỉ một lượng thông tin rất lớn trong một thời gian kéo dài mấy chục năm mới có thể tìm ra sự thật. Vụ lừa bịp đã được nghĩ ra “một cách thiên tài” và thực thi hết sức tinh vi và khéo léo. Phải chăng đó là lý do mà mọi người vẫn tiếp tục tin.