Vì sao hồ miệng núi lửa ở Iceland có màu ngọc lam đặc biệt?

Hồ miệng núi lửa Kerid ở Iceland là một trong những hồ nước đẹp nhất đất nước này. Hồ được hình thành cách đây khoảng 3000 năm khi khoang chứa magma của một ngọn núi lửa sụp đổ và tạo ra một miệng núi lửa hình phễu có độ sâu 55 m.

Hồ nước xanh tuyệt đẹp này là một phần của quần thể miệng núi lửa Tjarnarholar nằm trong khu vực Grimsnes ở Nam Iceland. Kerid khoảng 3000 năm tuổi, bằng một nửa tuổi của hầu hết các miệng núi lửa được tìm thấy ở Iceland. Đây là lý do chính giải thích tại sao các sườn núi của Kerid có màu đỏ chứ không phải màu đen của núi lửa bởi về mặt địa chất, các mỏ sắt ở đây vẫn còn tươi.

Vì sao hồ miệng núi lửa ở Iceland có màu ngọc lam đặc biệt?
Hồ miệng núi lửa Kerid ở Iceland.

Kerid sâu khoảng 55m, rộng 170m. Nước hồ có màu ngọc lam đậm như vậy là do các khoáng chất từ đá ngấm vào và "nhuộm" nước thành màu xanh đặc biệt.

Các nhà khoa học tin rằng Kerid từng là một ngọn núi lửa hình nón. Sau khi phun trào, người ta tin rằng núi lửa đã làm cạn kiệt nguồn dự trữ magma của nó khiến nền móng tự sụp đổ và dẫn đến sự hình thành hồ nước như ngày nay. Điều làm nên sự độc đáo của miệng núi lửa Kerid ở Iceland là nó được hình thành bởi một ngọn núi lửa đang sụp đổ thay vì một ngọn núi lửa nổ tung.

Miệng núi lửa Kerid là một điểm đến rất nổi tiếng với khách du lịch. Nó nằm trong vùng núi lửa bên cạnh The Golden Circle - tuyến đường tham quan nổi tiếng nhất của Iceland. Đây cũng là một địa điểm mà các nhiếp ảnh gia yêu thích vì không chỉ nước hồ có màu đặc biệt mà môi trường xung quanh hồ chủ yếu bao gồm đá núi lửa màu đỏ và đen bắt mắt. Những màu sắc này đã khiến hồ miệng núi lửa Kerid có biệt danh là Con mắt của thế giới.

Truyền thuyết kể rằng hồ miệng núi lửa Kerid nối với hồ nằm trên núi Burfell. Vì thế, khi nước trong hồ miệng núi lửa rút xuống thì mực nước của hồ nằm trên núi Burfel sẽ tăng lên và ngược lại.

Vào mùa hè, nước hồ trong xanh và đá núi lửa đỏ khiến khung cảnh của miệng núi lửa Kerid trở nên tuyệt đẹp vào lúc hoàng hôn. Vào mùa đông, hồ đóng băng và tuyết bao phủ khắp nơi. Cảnh ở hồ khi tuyết rơi vẫn rất đẹp. Tuy nhiên, băng tuyết khiến đường đi khá trơn và nguy hiểm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng lại có Ngũ thạch tán?

Tại sao trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng lại có Ngũ thạch tán?

Cuốn sách Thế thuyết tân ngữ có ca ngợi một loại thuốc có tên ngũ thạch tán. Theo ghi chép nó có tác dụng kỳ diệu không chỉ chữa bệnh mà còn khiến người ta cảm thấy vui vẻ lạ thường.

Đăng ngày: 01/11/2021
Vì sao đặt hoa cạnh trái cây tươi lại nhanh héo?

Vì sao đặt hoa cạnh trái cây tươi lại nhanh héo?

Có lẽ nhiều người đã từng nghe qua và tự hỏi rằng vì sao hoa tươi và trái cây không nên đặt cạnh nhau.

Đăng ngày: 31/10/2021
Tại sao linh cẩu đốm cái lại có bộ phận sinh dục của con đực? Liệu nó có phải là loài lưỡng tính không?

Tại sao linh cẩu đốm cái lại có bộ phận sinh dục của con đực? Liệu nó có phải là loài lưỡng tính không?

Khi nhìn từ bên ngoài, linh cẩu đực và linh cẩu cái có bộ phận sinh dục rất giống nhau và chúng ta rất khó để phân biệt bằng mắt thường.

Đăng ngày: 27/10/2021
Tại sao cua hoàng đế có màu tím xanh, ăn có độc không?

Tại sao cua hoàng đế có màu tím xanh, ăn có độc không?

Loài cua hoàng đế thường được biết đến với sắc màu đỏ sẫm hoặc đỏ tía. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ độc đáo, điển hình như màu tím xanh.

Đăng ngày: 27/10/2021
Ly kỳ giải mã ngôi mộ cổ ở Trung Quốc: Vì sao 1 người trong mộ cách 3 người khác 700 năm?

Ly kỳ giải mã ngôi mộ cổ ở Trung Quốc: Vì sao 1 người trong mộ cách 3 người khác 700 năm?

Một ngôi mộ cổ cách đây hơn 1.300 năm được tìm thấy ở Trung Quốc, trong đó người thứ 4 cách 3 người còn lại chôn chung mộ 700 năm tuổi.

Đăng ngày: 26/10/2021
Tại sao uống rượu sau khi tiêm vaccine Covid-19 lại là án tử hình?

Tại sao uống rượu sau khi tiêm vaccine Covid-19 lại là án tử hình?

" Vũ khí" tối tân nhất để chống lại dịch bệnh Covid-19 chính là vaccine.

Đăng ngày: 26/10/2021
Vì sao hà mã luôn bắt nạt cá sấu, nhưng khi gặp sư tử, chúng lại trở thành

Vì sao hà mã luôn bắt nạt cá sấu, nhưng khi gặp sư tử, chúng lại trở thành "anh hùng rơm"?

Hà mã, một trong ba loài thú ăn cỏ lớn nhất còn tồn tại trên hành tinh của chúng ta, chúng có cái miệng to và hàm răng nanh phát triển nhất trong thế giới động vật hiện đại.

Đăng ngày: 25/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News