Vì sao hoa đào nở giữa mùa thu?
Mới cuối thu, những cây hoa đào đã trổ bông rực rỡ. Đây có phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu nghiêm trọng hay còn do nguyên nhân nào khác?
Đào rừng nở rộ giữa thu
Thời điểm này, nhắc đến chơi đào Tết Nguyên đán vẫn còn khá sớm. Thế nhưng, hoa đào lại được rao bán trên “chợ mạng” theo cành hay theo set (3 cành nhỏ) khiến nhiều người ở Hà Nội thích thú đặt mua.
Chị Lê Thị Nguyên Linh ở Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) khoe vừa đặt được mấy cành đào, thứ Sáu này sẽ nhận được hàng, vừa đúng dịp cuối tuần có thể trưng hoa đào trong nhà. Hai bó nhỏ cành đào chị mua lên tới 650.000 đồng, khá đắt đỏ so với các loại hoa khác thường ngày.
Tuy nhiên, giờ trong nhà có cành đào phai, nở điểm vài bông tạo ra không khí rất ấm cúng, mang hương vị Tết thân thuộc nên chị quyết mua.
Không chỉ đào rừng, trên trang Facebook cá nhân, không ít người cũng khoe cây đào nhà mình đã khoe sắc dù mới giữa thu. Lý giải về việc hoa hay quả xuất hiện trái mùa, GS Lê Trần Bình, nguyên Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam) cho rằng, có thể đó là do cây cối đang phản ứng lại sự điều kiện khí hậu “khác thường”.
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hoa đào nở sai vụ. (Ảnh minh họa).
Nếu đó là hiện tượng tự nhiên, không có tác động con người vào, thì điều đó cho thấy khí hậu thời tiết đang biến đổi rõ rệt. Sự thay đổi khác lạ trên cho thấy biến đổi khí hậu đang tác động khủng khiếp lên thiên nhiên. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện để những nhà làm vườn tác động tạo ra cây ra hoa kết trái trái mùa phục vụ đời sống con người.
“Ở Việt Nam, đã từng có rất nhiều đợt hoa bỗng dưng nở sớm hơn một cách bất thường so với mùa thường thấy, đều do nguyên nhân từ biến đổi khí hậu chứ không có bất cứ một tác động nào khác. Sự khó lường của thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của sinh vật, đó cũng là điều bình thường”, PGS.TS Đặng Văn Đông, Trung tâm Nghiên cứu hoa, cây cảnh, Viện Nghiên cứu Rau quả cho biết.
Không ảnh hưởng đến mùa đào Tết
Còn nhớ năm 2019, Hà Nội xuất hiện hiện tượng hoa sữa nở hàng loạt vào tháng 5. Ông Lê Huy Cường, Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam cho biết đợt lạnh hồi đầu tháng khiến cây hoa sữa “lầm tưởng” mùa thu đến nên cây ra hoa để kết trái bảo vệ nòi giống. Đây là phản xạ bình thường và là bản năng tự nhiên của loài cây này nói riêng và các loại thực vật nói chung.
Khi đó, dù cây ra hoa vào mùa hè nhưng đến mùa thu cây hoa sữa vẫn tiếp tục ra hoa bình thường. Việc cây ra hoa thời gian vừa qua là phản xạ đối phó với khí hậu, buộc cây phải thay đổi để duy trì nòi giống. Không chỉ có hoa sữa của Hà Nội bỗng nhiên nở trái mùa vào giữa tháng 5 mà hiện tượng hoa nở bất thường cũng xảy ra ở một số nước như Nhật Bản và Mỹ.
Ông Lê Huy Cường cho biết, năm 2018 cũng đã diễn ra hiện tượng thiên nhiên kỳ thú là hoa anh đào ở Nhật Bản nở rộ vào mùa thu. Hoa anh đào là hình ảnh đặc trưng của mùa xuân tại Nhật Bản, nhưng thời tiết bất thường đã khiến hoa nở vào mùa thu. Thông thường, lá cây anh đào thường tiết ra một loại chất cản trở sự phát triển của nụ hoa. Tuy nhiên, những cơn bão dữ dội năm 2018 khiến quá trình này bị đảo lộn.
Tại Mỹ, trong những năm gần đây, mỗi năm mùa xuân lại đến sớm hơn một chút nên những cây hoa anh đào tại thủ đô Washington cũng nở rộ vào cuối tháng Ba, thay vì vào giữa tháng Tư như năm trước. Thời gian nở của cây anh đào đã thay đổi từ năm này sang năm khác, hoa ngày càng nở sớm hơn. Tình trạng nóng lên, nhiệt độ tăng đã phá vỡ tình trạng ngủ đông của những cây anh đào, khiến chúng nở sớm hơn.
Liệu đào ra hoa sớm như vậy có khiến thị trường đào Tết khan hiếm? PGS.TS Đặng Văn Đông cho biết, dù đào ra hoa trái mùa, song vào chính vụ đông xuân, đào vẫn sẽ tiếp tục ra hoa bình thường. Chỉ có ra hoa vào thời điểm cuối đông đầu xuân thì hoa đào mới cho kết trái, như một kiểu cây tự thích nghi với sự thay đổi của khí hậu.

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?
Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?
Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?
Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?
Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?
Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?
Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".
